Các Câu Hỏi Phỏng Vấn Phổ Biến – Cách Trả Lời Hay Nhất

GiadinhHR Tác giả GiadinhHR 18/07/2024 28 phút đọc

Câu hỏi phỏng vấn là nội dung bắt buộc phải có để thực hiện một cuộc phỏng vấn. Tùy theo tính chất công việc, mức độ yêu cầu về kiến thức kỹ năng chuyên môn mà nhà tuyển dụng sẽ có bộ câu hỏi phỏng vấn riêng. Vậy làm thế nào để có thể chuẩn bị và có thể có những câu trả lời hay nhất gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Trong bài viết dưới đây, Gia Đình HR sẽ chia sẻ với các bạn bộ câu hỏi phỏng vấn phổ biến và hướng dẫn cách tratr lời chuyên nghiệp và hay nhất.

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm phỏng vấn: Làm sao để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng?

I. Bộ câu hỏi phỏng vấn liên quan đến thông tin cá nhân

1. Giới thiệu bản thân

Ở câu hỏi này nhà tuyển dụng có thể sẽ hỏi chung như “Bạn có thể giới thiệu đôi nét về bản thân” hoặc cụ thể như “Bạn có thể cho chúng tôi biết tên, tuổi, quê quán và các thông tin liên quan đến chuyên ngành học của bạn?”. Đây là câu hỏi bắt buộc mở đầu cuộc phỏng vấn mà chắc chắn bạn sẽ gặp.

Để trả lời phỏng vấn xin việc một cách xuất sắc nhất, ở đây chúng tôi đã đưa ra những điều bạn cần trình bày khi được hỏi câu hỏi này, theo trình tự cụ thể như sau:

Bạn cần làm nổi bật cá tính, sở trường, điểm qua những thành tựu mà bạn đạt được trong công việc, trường lớp, vì khi bạn giới thiệu những điều này thì nhà tuyển dụng sẽ phần nào có những cảm nhận ban đầu về bản thân bạn, về sự phù hợp của bạn với công ty cũng như với vị trí mà bạn đang ứng tuyển.

2. Điểm mạnh và điểm yếu bản thân

Đối với những điểm mạnh của bản thân, bạn hãy cố gắng hệ thống tất cả những điểm mạnh mà bạn có, tạo ấn tượng và ghi điểm với nhà tuyển dụng nhưng đừng để nhà tuyển dụng cảm nhận bạn đang nói quá lên và tân bốc bản thân.

Còn đối với những hạn chế của bản thân bạn nên khéo léo trong cách trình bày biến có thành không. Ví dụ, bản thân khá cầu toàn vì vậy khi làm việc luôn yêu cầu cẩn thận từng chi tiết trong quá trình và yêu cầu cao về kết quả.

Bộ câu hỏi liên quan đến thông tin cá nhân
Bộ câu hỏi phỏng vấn liên quan đến thông tin cá nhân

3. Mô tả về cách làm việc của bạn

Đối với câu hỏi này, việc bạn cần làm là để nhà tuyển dụng thấy bạn là một con người khoa học, chuyên nghiệp, con người của sự kỷ luật và những phép tắc, luôn có tinh thần trách nhiệm trong cách bạn trả lời.

Bạn hãy chuẩn bị câu trả lời phỏng vấn xin việc cho câu hỏi này ở nhà trước, khi bạn trả lời sẽ lưu loát hơn, thuyết phục hơn.

Ví dụ gợi ý cho bạn cách trả lời phỏng vấn hay như: “Tôi luôn làm mọi việc bằng hết khả năng của mình để có kết quả cao trog thời gian ngắn nhất với một tinh thần trách nhiệm cao nhất, luôn tuân theo những nội quy quy định, không bao giờ từ bỏ ngay cả khi bế tắc không thể tìm ra phương hướng giải quyết”.

II. Bộ câu hỏi phỏng vấn đánh giá khả năng phản ứng

Sau phần giới thiệu bản thân qua bộ câu hỏi phỏng vấn liên quan đến thông tin cá nhân, nhà tuyển dụng sẽ bắt đâu khai thác khả năng phản ứng của bạn để đánh giá mức độ phù hợp của bạn với công ty và với vị trí công việc bạn đang ứng tuyển.

1. Bạn biết gì về công ty chúng tôi?

Câu hỏi này đều được các nhà tuyển dụng sử dụng để kiểm tra quá trình chuẩn bị của bạn nên trước khi bắt đầu tới đơn vị phỏng vấn, đánh giá sự quan tâm của bạn dành cho doanh nghiệp và vị trí ứng tuyển.

Những nội dung này chắc chắn bạn phải có sự chuẩn bị trước: một số thông tin về công ty (có thể kể như tên goi, quy mô, lĩnh vực hoạt động,…), về định hướng của vị trí ứng tuyển hoặc về những nhiệm vụ liên quan tới vị trí đó.

Bạn sẽ được nhìn nhận như một ứng viên nghiêm túc khi nắm rõ kiến thức và định hướng của công ty, xác định mục tiêu của tổ chức, doanh nghiệp mà bạn đang muốn tham gia.

2. Tại sao bạn muốn làm việc tại công ty chúng tôi?

Trong buổi phỏng vấn xin việc, mục đích của nhà tuyển dụng khi hỏi những câu hỏi phỏng vấn xin việc này là để chắc chắn bạn thực sự quan tâm đến công ty, quan tâm đến vị trí công việc chứ không phải là bạn nộp hồ sơ vài công ty để rồi trúng công ty nào thì đi làm công ty đó. Với câu hỏi kiểu này, bạn cần:

  • Đọc và tìm hiểu kỹ về công ty cũng như vị trí mà bạn đang ứng tuyển trước khi đi phỏng vấn
  • Cách trả lời phỏng vấn hay là nêu ra những lý do chính đáng bạn muốn làm việc tại công ty, ví dụ như địa chỉ công ty gần với nhà bạn, thuận tiện đi lại, môi trường văn hóa công ty tốt để bạn có thể phát huy năng lực, mô tả và yêu cầu công việc công ty đăng tuyển dụng phù hợp với mong muốn của bạn,…

3. Mức lương bạn mong muốn là bao nhiêu?

Nếu bạn đưa ra một mức lương quá cao thì nhà tuyển dụng có thể thấy không thể đáp ứng được. Mà nếu bạn trả lời câu hỏi phỏng vấn này với một mức lương quá thấp thì vấn đề đầu tiên là bạn bị thiệt, mức lương không cân xứng với công sức bỏ ra.

Nghiêm trọng hơn là nhà tuyển dụng có thể nghĩ rằng có thể trình độ của bạn không cao, bạn chưa có kinh nghiệm đi phỏng vấn và làm việc, chưa thể giúp ích được nhiều cho công ty nên mới khiêm tốn đưa ra một mức lương như vậy.

Bạn hãy khéo léo đưa ra cách trả lời phỏng vấn hay với một mức lương phù hợp nhất, vừa có lợi cho bạn mà nhà tuyển dụng lại dễ chấp nhận. Đồng thời, trong buổi phỏng vấn xin việc bạn cũng cần hỏi thêm thông tin về một số quyền lợi liên quan như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, chế độ thai sản… để biết rõ hơn về những gì mình sẽ được hưởng.

Bộ câu hỏi đánh giá khả năng phản ứng
Bộ câu hỏi phỏng vấn đánh giá khả năng phản ứng

4. Bạn mong muốn gì ở công ty chúng tôi?

Với những câu hỏi thế này bạn đừng thật thà trả lời không hoặc hiện tại em chưa có mong muốn gì… Bạn nên nhớ tránh những câu trả lời kiểu như vậy.

Nhà tuyển dụng hỏi câu hỏi phỏng vấn này để xem liệu họ có đáp ứng được những mong muốn của bạn hay không, bạn có phù hợp với vị trí công việc hay không.

Bạn có thể trả lời câu hỏi phỏng vấn này là bạn mong muốn được áp dụng những kỹ năng, kinh nghiệm của mình vào để hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ được giao.

5. Khả năng chịu áp lực của bạn trong công việc

Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn này hay nhất là bạn nên đưa ra tình huống ví dụ cụ thể để chứng minh bạn là người giỏi chịu áp lực. Bạn có thể nói rằng ở công việc cũ bạn phải làm những công việc khó khăn như thế nào và bạn vẫn cố gắng tìm cách vượt qua, ví dụ như luôn phải cố gắng hoàn thành công việc đúng deadline, hoàn thành các nhiệm vụ cấp trên giao thêm…

Ví dụ câu trả lời phỏng vấn hay như: “Tôi nhận thấy áp lực chính là một chất xúc tác khiến tôi hoàn thành công việc với một tinh thần cao hơn, khi đến thời hạn gấp rút, tôi luôn cố gắng tập trung hết sức vào công việc và hoàn thành hết các nhiệm vụ được giao”.

6. Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?

Những bạn mới đi phỏng vấn lần đầu thì thường trả lời là không có câu hỏi gì, nhưng theo kinh nghiệm phỏng vấn thì ứng viên nên đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng, dù là chỉ một câu, để thể hiện sự quan tâm đến công việc, công ty và bày tỏ thắc mắc.

Nếu bạn có những thắc mắc chưa biết rõ như về lương thì bạn có thể hỏi về lương, chế độ bảo hiểm… đừng ngại gì mà hãy hỏi hết những thắc mắc bạn nhé, nhà tuyển dụng luôn sẵn sàng để trả lời các câu hỏi của bạn.

III. Bộ câu hỏi phỏng vấn đánh giá mức độ phù hợp với vị trí ứng tuyển và doanh nghiệp

Những câu hỏi dưới đây là một trong số các câu hỏi phỏng vấn phổ biến sẽ đánh giá những khả năng về chuyên môn hoặc liên quan đến kỹ năng. Bên cạnh đó nhà tuyển dụng có thể đánh giá mức gắn bó và cống hiến lâu dài của ứng viên dành ch doanh nghiệp.

1. Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?

Nhà tuyển dụng sẽ dùng câu hỏi phỏng vấn này để đánh giá sự phù hợp của bạn với vị trí công việc cũng như công ty bạn đang ứng tuyển.

Đối với câu hỏi phỏng vấn bạn cần nêu cụ thể mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn của bản thân, để trả lời tốt thì bạn nên tìm hiểu trước về mục tiêu, sứ mệnh của công ty trước khi đi phỏng vấn và đưa ra mục tiêu của bản thân cho phù hợp, đó là cách trả lời phỏng vấn hay nhất. Và nên nhớ mục tiêu bạn đặt ra phải có tính khả thi.

Bộ câu hỏi đánh giá mức độ phù hợp với vị trí ứng tuyển và doanh nghiệp
Bộ câu hỏi phỏng vấn đánh giá mức độ phù hợp với vị trí ứng tuyển và doanh nghiệp

2. Lý do bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này?

Với câu hỏi phỏng vấn này bạn nên nói rõ về những lợi ích mà bạn nghĩ vị trí công việc này sẽ mang lại cho bạn ví dụ như bạn có thể phát triển bản thân, trải nghiệm và trau dồi kiến thức chuyên môn…

Để trả lời câu hỏi phỏng vấn này chính xác, bạn nên tìm hiểu thật kỹ về vị trí công việc trước khi đi phỏng vấn, nêu rõ bạn muốn giúp ích cho công ty như thế nào, bạn đã có những kinh nghiệm gì khiến bạn trở lên phù hợp với vị trí,… đừng quên một lần nữa nhấn mạnh bạn luôn có tinh thần cầu tiến, trách nhiệm và cố gắng hết sức vì mục tiêu chung của công ty.

3. Bạn nghĩ bạn sẽ đồng hành cùng công ty chúng tôi bao lâu?

Đây là câu hỏi phỏng vấn bẫy của nhà uyển dụng, bạn nên khéo léo trong cách trả lời nhé. Bạn không nên trả lời cụ thể thời gian là bạn làm trong bao lâu, vì nhà tuyển dụng sẽ nghĩ rằng bạn không gắn bó với công ty lâu dài.

Thay vào đó bạn có thể nói là bạn sẽ làm việc với công ty miễn là công ty cảm thấy hài lòng về những thành quả mà bạn mang lại. Trả lời thành thật không phù hợp cho câu hỏi này, vì nếu bạn thật thà nói ra rằng bạn chỉ làm ở công ty một thời gian ngắn để lấy kinh nghiệm thêm thôi thì chắc chắn 100% bạn sẽ bị loại.

4. Bạn muốn môi trường làm việc sẽ như thế nào?

Trên thực tế, mỗi môi trường làm việc đều có mặt tích cực và mặt tiêu cực, chính vì vậy khi gặp câu hỏi phỏng vấn này bạn không nên phủ định, nói môi trường làm việc nào đó là không tốt, vì qua đây nhà tuyển dụng sẽ thấy bạn không có cái nhìn toàn diện, đa chiều.

Khi hỏi về môi trường làm việc, ý của nhà tuyển dụng muốn nói đến là môi trường làm việc độc lập hay theo nhóm, bạn có thể trả lời bằng cách nêu lên mặt tích cực của cả hai môi trường, hai hình thức làm việc này và chọn ra môi trường phù hợp với mình hơn, nêu kèm lý do tại sao.

5. Kinh nghiệm của bạn trong công việc này là gì?

Câu hỏi này thường gặp khi phỏng vấn xin việc và khá quan trọng trong buổi phỏng vấn xin việc. Bạn nên trung thực nói ra những kinh nghiệm của bản thân và liệt kê hết những kinh nghiệm mà bạn có.

Nếu bạn liệt kê ra những kinh nghiệm mà bạn không biết thì rất có thể nhà tuyển dụng sẽ hỏi sâu hơn, khi đó bạn không trả lời được thì sẽ tạo cảm giác xấu, ấn tượng xấu trong mắt nhà tuyển dụng.

Nếu bạn có ít kinh nghiệm về công việc này, khi trả lời câu hỏi phỏng vấn thì hãy nói bạn là một người ham học hỏi, muốn theo đuổi công việc này và sẽ dành nhiều thời gian, công sức để trau dồi, học tập để hoàn thành những nhiệm vụ được giao.

Một điểm nữa bạn cần lưu ý là những kinh nghiệm mà bạn nói trong khi trả lời câu hỏi phỏng vấn phải khớp, không được đối ngược với những gì bạn viết trong các mẫu CV xin việc của mình, đừng phóng đại quá, bởi nhà tuyển dụng đang nắm trong tay CV và sẽ có những đánh giá không tốt về bạn.

6. Thành tích bạn đã đạt được trong công việc?

Để trả lời câu hỏi phỏng vấn thì việc bạn cần làm thứ nhất là liệt kê những thành tựu trong cả quãng thời gian đi học: bạn đạt được những giải thưởng gì, bạn tham gia cuộc thi gì… lý do là để bạn dẫn dắt nhà tuyển dụng vào những thành tích của mình theo một chuỗi những hoạt động từ ngày bạn đi học, thể hiện bạn là một ứng viên xuất sắc, tham gia hoạt động nhiệt tình, kỹ năng mềm rất tốt.

Khi nói về các thành tích trong công việc, bạn nên nêu rõ được trong câu trả lời phỏng vấn của mình là bạn đã đem lại những lợi ích gì cho công ty, giúp ích cho công ty như thế nào, bạn biết những chiến lược kinh doanh độc đáo… càng cụ thể càng tốt.

Hãy thể hiện sự tâm huyết với công việc, kể cả với công việc ở công ty cũ trong khi trả lời câu hỏi phỏng vấn, bạn nên nêu cảm xúc khi bạn đạt được những thành tựu và những bài học tích cực bạn rút ra được từ những lần đó.

>>> Xem thêm:

Trên đây, Gia Đình HR vừa tổng hợp và chia sẻ với các bạn những câu hỏi phỏng vấn kinh điển thường gặp trong các cuộc phỏng vấn ở mọi ngành nghề, lĩnh vực. Hy vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Chúc các bạn thành công!

GiadinhHR
Tác giả GiadinhHR sudo
Bài viết trước Kỹ Năng Viết CV Xin Việc Chuyên Nghiệp

Kỹ Năng Viết CV Xin Việc Chuyên Nghiệp

Bài viết tiếp theo

Cách Tính Thuế Thu Nhập Cá Nhân: Công Thức Và Ví Dụ Cụ Thể

Cách Tính Thuế Thu Nhập Cá Nhân: Công Thức Và Ví Dụ Cụ Thể
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo