Học kỹ năng mềm để nắm chắc cơ hội việc làm

GiadinhHR Tác giả GiadinhHR 19/07/2024 11 phút đọc

Học kỹ năng mềm ngày càng trở nên cấp bách đối với nguồn nhân lực trong thời giai đoạn nền kinh tế phát triển nhạy cảm và hội nhập như hiện nay. Để có công việc và chỗ đứng tốt trong xã hội, bằng cập chuyên môn thôi vẫn chưa đủ, bạn cần trau dồi cho mình những kỹ năng mềm để mình trở nên vượt trội hơn

>>> Xem thêm: Lời khuyên cho người làm hành chính nhân sự trái ngành?

1. Kỹ năng mềm là gì?

Kỹ năng mềm (Soft Skills) hay còn gọi là những kỹ năng thực hành xã hội là thuật ngữ dùng để chỉ những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống của chúng ta như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm và hợp tác, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quan sát, khả năng thích nghi, kỹ năng quản lý thời gian,…

Theo số liệu thống kê từ các nhà khoa học, cho thấy người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị.

Kỹ năng mềm phần lớn là những kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, không thể định hình và định lượng, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt, chúng quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, thính giả, nhà thương thuyết hay người hòa giải xung đột.

Những kỹ năng “cứng” ở nghĩa trái ngược thường xuất hiện trên bản lý lịch, khả năng học vấn của bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn.

Các đặc điểm của kỹ năng mềm

  • Không thuộc bẩm sinh    học kỹ năng mềm ở đâu
  • Ảnh hưởng bởi môi trường sống
  • Mang tính cá nhân cao
  • Phát triển trên nền tảng kỹ năng cứng
  • Được tích lũy nhờ kinh nghiệm sống

2. Tầm quan trọng của kỹ năng mềm

  • Gây ấn tượng và tạo thiện cảm, niềm tin ban đầu: khi đối phương không biết bạn là ai, bạn làm gì và bạn như thế nào thì họ sẽ tương tác với bạn một cách thờ ơ. Nhưng mọi thứ sẽ trở nên suông sẻ, cuộc trò chuyện của bạn trở nên hào hứng hơn nếu bạn có thể dùng những kỹ năng mềm liên quan đến giao tiếp, trình bày… tạo cho đối phương ấn tượng và có thiện cảm với bạn, sẵn sàng mở lòng với câu chuyện của bạn.
  • Tạo ra tính kết nối:  người có kỹ năng mềm phong phú họ sẽ tự tin trong mọi tình huống câu chuyện và có cách để lôi kéo bạn vào câu chuyện của họ. Họ sở hữu những kỹ thuật lan tỏa động lực và kết nối mọi người với nhau.
  • Giúp giải quyết vấn đề nhanh chóng: trong cuộc sống và công việc không ít lần bạn gặp những vấn đề không thể giải quyết bằng chuyên môn. Khi đó hàng loạt kỹ năng mềm trong bạn sẽ kết hợp phân tích và giải quyết vấn đề.
  • Gia tăng giá trị: kỹ năng mềm sẽ giúp người khác tin vào những gì bạn nói hơn là những số liệu chứng minh khoa học.
  • Cải thiện chất lượng cuộc sống: kỹ năng mềm giúp cuộc sống của bạn phong phú hơn, không phải làm việc và sống một cách máy móc.
Tầm quan trọng của kỹ năng mềm
Tầm quan trọng của kỹ năng mềm

3. Thực trạng kỹ năng mềm trong nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay

Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ tốt nghiệp ra trường với tấm bằng đại học loại khá giỏi nhưng vẫn bị từ chối ở các buổi phỏng vấn. Lý do ở đâu?

Xét về văn hóa và phương pháp nuôi dạy con cái, người Việt Nam không chú trọng về vấn đề kỹ năng mềm thay vào đó là cho con vào môi trường đào tạo và bắt đầu chạy đua với những bài kiểm tra, những thành tích và điểm số. Do đó, có phần lớn học sinh sinh viên đạt thành tích cao trên ghế nhà trường nhưng ngược lại họ trở nên yếu kém trong xã hội.

Nhận thức về tầm quan trọng của kỹ năng mềm chưa cao. Họ chỉ chú tâm vào sách vở, bỏ qua những hoạt động đoàn thể, từ chối những cơ hội để có thể trau dồi kỹ năng xã hội cho bản thân chỉ vì muốn tập trung vào việc học.

Chưa có lộ trình để chuẩn bị hành trang tốt nhất trước khi bước ra xã hội. Chưa cân đối và dành thời gian để phát triển kỹ năng mềm, hoàn thiện bản thân.

4. Lời khuyên học kỹ năng mềm để nắm chắc cơ hội việc làm

Nhà tuyển dụng có thể lựa chọn nhân sự dựa vào việc so sánh trình độ chuyên môn của nhiều ứng viên khác nhau đẻ tìm ra ứng viên phù hợp nhất với công ty.

Họ cần tìm được người hợp tác tốt với người khác, tạo động lực cho đồng nghiệp, bình tĩnh đối phó với khó khăn và có khả năng đáp ứng chính xác những gì mà tổ chức cần.

Những cá nhân được đào tạo tốt về kỹ năng mềm sẽ làm lợi cho công ty theo cách đó. Lời khuyên cho các bạn từ những chuyên gia:

Học tốt ở trường đại học, nắm chắc chuyên môn

Tham gia nhiều các hoạt động đoàn thể và xã hội, thử sức ở nhiều vị trí lĩnh vực khác nhau (như thành viên, ban tổ chức, Đội trưởng, Đội phó, Ban chủ nhiệm,…)

Tham gia các khóa học nghiệp vụ thực tế, các khóa học kỹ năng mềm, các buổi tọa đàm, trao đổi với các chuyên gia

>>> Xem thêm: Học C-B ở đâu tốt nhất?

Trên đây là những phân tích và lời khuyên của Gia Đình HR về vấn đề kỹ năng mềm. Hy vọng qua bài viết các bạn có thể nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng mềm và trau dồi nó để nguồn nhân lực Việt Nam có thể ngày càng phát triển mạnh hơn

GiadinhHR
Tác giả GiadinhHR sudo
Bài viết trước Top các website đăng tin tuyển dụng miễn phí chất lượng tốt nhất

Top các website đăng tin tuyển dụng miễn phí chất lượng tốt nhất

Bài viết tiếp theo

Cách Đánh Giá Nhân Sự Sau Thử Việc: Quy Trình Và Tiêu Chí

Cách Đánh Giá Nhân Sự Sau Thử Việc: Quy Trình Và Tiêu Chí
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo