Những câu hỏi chuyên môn đánh giá năng lực của một C-B

GiadinhHR Tác giả GiadinhHR 19/07/2024 17 phút đọc

C-B (Compensation & Benefit) là bộ phận sẽ chịu trách nhiệm phụ trách và quản lý mảng tiền lương và các chế độ chính sách phúc lợi cho toàn bộ nhân viên trong tổ chức đó, bao gồm lương cố định theo hợp đồng, các khoản phụ cấp – trợ cấp, bảo hiểm và nhiều chế độ khác.

Tùy thuộc vào chính sách và quy định của từng tổ chức kinh tế mà các nhân viên C&B sẽ áp dụng tính toán để đưa ra thang đo phù hợp nhất, đảm bảo tuân thủ luật lao động, “luật” doanh nghiệp đồng thời bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhân viên.

>>> Xem thêm: Những thay đổi trong tranh chấp lao động áp dụng từ 1_1_2021

1. Tổng quan về bộ phận C-B?

C&B là thuật ngữ chỉ một bộ phận quan trọng thuộc phòng nhân sự, chịu trách nhiệm chính về mảng thu nhập của nhân viên trong tổ chức. Vậy C-B là gì?

1.1. Bộ phận C-B

Bộ phận C-B chỉ là một mảng nhỏ trong bộ phận quản lý nhân sự. Tuy nhiên, nó lại đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. Họ đảm nhận hầu hết các công việc khác nhau như:
– Xây dựng hệ thống cấp bậc trong công ty; học hành chính nhân sự

– Xây dựng bảng thanh toán tiền lương và cách chi trả;

– Xây dựng chính sách tiền lương, phúc lợi, khen thưởng

– Khảo sát mức độ hài lòng nhân viên.học C&B

1.2. Lộ trình thăng tiến thông thường của một chuyên viên C-B

Cũng giống như hầu hết các ngành nghề khác, chuyên viên C&B cần bắt đầu vị trí thấp để tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng để vượt qua những áp lực trong quá trình làm việc trước khi thăng tiến lên vị trí cao hơn.

Con đường thăng tiến của chuyên viên C&B cụ thể như sau:
C-B Officer → C-B Specialist → C-B Supervisor → C-B manager

1.3. Những yêu cầu và kỹ năng mà nhà C-B tuyển dụng thường đòi hỏi ở ứng viên

Công việc C-B khá phức tạp và cần sự chính xác. Do đó chuyên viên C-B phải yêu cầu đạt được tiêu chí cao như:học C&B
– Có kỹ năng phân tích, xử lý số liệu;
– Có khả năng nắm bắt, tổng hợp và tổ chức công việc tốt;
– Có kỹ năng tin học văn phòng, biết sử dụng Excel;
– Thường xuyên cập nhật và áp dụng các Bộ Luật;
– Có ý thức cẩn thận, tỉ mỉ, chi tiết; 
– Phải thực sự yêu nghề và chịu được áp lực.

2. Những câu hỏi chuyên môn đánh giá năng lực của một C-B

Để “ghi điểm” tuyệt đối trong vòng phỏng vấn ứng tuyển vị trí Chuyên viên C&B thì ứng viên cần nằm lòng các câu hỏi phổ biến sau đây mà nhà tuyển dụng hay hỏi bạn:

2.1. Tại sao bạn muốn ứng tuyển vào vị trí Chuyên viên C-B?

Đây là câu hỏi kinh điển mà các nhà tuyển dụng sẽ hỏi nhằm mục đích xác định được mức độ yêu thích của bạn đối với công việc và kinh nghiệm của các ứng viên đối với vị trí này.

2.2.Theo bạn, những tố chất/kỹ năng nào của một Chuyên viên C-B cần có trong công việc?

Công việc của bạn sẽ liên quan đến những con số, giấy tờ, hồ sơ, báo cáo và các điều luật nên bản thân người đảm nhận vị trí này cũng phải có được sự linh hoạt, khả năng đánh giá, phân tích dữ liệu và truyền đạt tốt và chắc chắn công việc của một chuyên viên chỉ dừng lại ở mức làm theo nữa mà cao hơn nữa là tham vấn vào việc xây dựng hệ thống lương, thưởng và chế độ phúc lợi.
Bạn phải chuẩn bị cho bản thân đầy đủ những kiến thức chuyên môn, kỹ năng chuyên biệt và kinh nghiệm đủ để đảm nhận được vị trí của một Chuyên viên C-B. học kế toán thực hành online

C&B là một chuyên viên về lương, thưởng bắt buộc ứng viên phải có sự linh hoạt, tỉ mỉ và cẩn thận trong việc tính toán các con số cho đúng, ngoài ra bạn còn phải nắm những kỹ năng cứng như sử dụng thành thạo Excel. Và đặc biệt ứng viên phải nắm, hiểu và luôn cập nhật các điều khoản và luật liên quan đến người lao động.

Khả năng hợp tác, làm việc nhóm luôn được đánh giá cao ở bất kì vị trí nào, đặc biệt với các nhân viên trong phòng Nhân sự. Với vị trí Chuyên viên C-B – người phải xử lý, quản lý các thông tin của toàn bộ nhân viên trong công ty và phải giao dịch với các bên khác về phúc lợi của nhân viên cũng cần khả năng hợp tác và phối hợp với các thành viên khác trong phòng Nhân sự. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn luôn sẵn sàng và có đầy đủ kỹ năng, cả về làm việc độc lập lẫn làm việc đội nhóm.

Câu hỏi chuyên môn đánh giá năng lực của một C-B
Câu hỏi chuyên môn đánh giá năng lực của một C-B

2.3 Theo bạn, những khó khăn mà một Chuyên viên C-B phải đổi mặt là gì và bạn đã từng trải qua chưa?

Chuyên viên C-B là vị trí quan trọng bởi tính chất công việc của vị trí này là thu hút và giữ chân nhân viên cho doanh nghiệp, đặc biệt là các ứng viên tiềm năng. Tính chất công việc đặc thù, yêu cầu các chuyên viên phải nhận định và xử lý khó khăn, nên đây là câu hỏi để nhà tuyển dụng biết được ứng viên có tìm hiểu cũng như là kinh nghiệm tới đâu trong công việc.

Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu xem bạn có những tố chất nào để trở thành một Chuyên viên C-B tiềm năng mà họ đang tìm kiếm và bạn đã vận dụng những tố chất này trong công việc như thế nào, đặc biệt là trong những tình huống khó khăn. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn có những tố chất nào và đã ứng dụng như thế nào bằng một câu trả lời thật cụ thể.

2.4. Những khoản đãi ngộ bên cạnh mức lương là gì?

Đây là một câu hỏi chuyên môn bắt buộc bạn phải nắm rõ công việc và quy trình khi làm về lương,thưởng và phúc lợi. học C&B

Câu hỏi này cũng góp phần quyết định là nhà tuyển dụng có chọn bạn hay không.

2.5. Bạn đã làm những gì để trau dồi, phát triển bản thân để nhanh chóng thích nghi với những thay đổi từ thị trường?

Lĩnh vực C-B luôn thường xuyên thay đổi. Với cương vị là một Chuyên viên C-B, đây là cơ hội để bạn thể hiện rất nhiều điều mà bạn có thể đã làm cả về mặt cá nhân và chuyên môn để khiến nhà tuyển dụng quan tâm đến bạn hơn.

Hãy nhớ rằng, một trong những điều quan trọng mà nhà tuyển dụng tìm kiếm là một ứng viên có động lực và định hướng mục tiêu rõ ràng cho sự nghiệp của mình. mẫu quyết định nghỉ việc

2.6. Hãy cho chúng tôi biết về một số kinh nghiệm làm việc của bạn trong lĩnh vực C-B. Vì sao

Bạn chọn lĩnh vực này để phát triển sự nghiệp? Hãy nói về các chi tiết cụ thể liên quan đến vị trí bạn đang ứng tuyển.

Nếu bạn biết bạn không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này, hãy lên kế hoạch cho câu hỏi này trước phỏng vấn và đảm bảo bạn có thể cung cấp một số ví dụ liên quan dựa trên những gì bạn đã làm.

Hầu hết nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao sự tự tin và tự hào về kinh nghiệm làm việc bạn đã kiếm được và niềm đam mê của bạn trong công việc, cũng như những định hướng phát triển trong tương lai.

2.7. Điểm yếu của bạn là gì? Nó có ảnh hưởng gì đến công việc của bạn không và bạn đã khắc phục nó như thế nào?

Đây là một câu hỏi mẹo với mục đích xem bạn nhìn nhận và đánh giá bản thân như thế nào. Nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ loại ngay những ứng viên với câu trả lời “Tôi không có điểm yếu nào”.

Đừng rơi vào những cái bẫy mà tuyển dụng đặt ra bằng việc ngụy trang một điểm tốt thành điểm yếu, chẳng hạn như “Tôi là một người cầu toàn” hay “Tôi làm việc quá chăm chỉ”. ngành logistics

Hãy cho nhà tuyển dụng một câu trả lời thực tế về khuyết điểm của bạn, và bạn đã – đang làm gì để cải thiện điểm yếu đó.

>>> Xem thêm: Học hành chính nhân sự online ở đâu tốt?

Hy vọng những thông tin mà Gia Đình HR chia sẻ trên đây sẽ phần nào giúp ứng viên/ nhân sự trong ngành hiểu thêm về vị trí C-B là gì và một số câu hỏi thường gặp tại buổi phỏng vấn với các nhà tuyển dụng.

GiadinhHR
Tác giả GiadinhHR sudo
Bài viết trước Những thay đổi trong tranh chấp lao động áp dụng từ 1_1_2021

Những thay đổi trong tranh chấp lao động áp dụng từ 1_1_2021

Bài viết tiếp theo

Cách Đánh Giá Nhân Sự Sau Thử Việc: Quy Trình Và Tiêu Chí

Cách Đánh Giá Nhân Sự Sau Thử Việc: Quy Trình Và Tiêu Chí
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo