Cách viết danh mục tài liệu tham khảo báo cáo, khóa luận tốt nghiệp

GiadinhHR Tác giả GiadinhHR 08/03/2024 15 phút đọc
 
 
 
 

Danh mục tài liệu tham khảo là nội dung thể hiện sự tôn trọng của người viết bài với những tài liệu, tư liệu được tham khảo từ người khác. Nếu khi viết bài tham khảo của người khác nhưng không ghi nguồn điều đó là vi phạm quy định về bản quyền của tác giả. Đây là danh mục vô cùng quan trọng chiếm từ 0.5 đến 1 điểm trong bài báo cáo, khóa luận tốt nghiệp nên các bạn sinh viên phải đặc biệt lưu ý

Xem thêm: Review khóa học quản trị nhân sự tại Hà Nội tốt nhất 

Cách Viết Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo Báo Cáo, Khóa Luận Tốt Nghiệp 

Khi lập danh mục tài liệu tham khảo thì thực hiện xếp riêng theo từng ngôn ngữ và mỗi ngôn ngữ được ghi thành từng nhóm như: tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt, tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh,… Tài liệu của tác giả nước ngoài đã được chuyển ngữ sang tiếng Việt thì sắp vào tài liệu tham khảo tiếng Việt. Tác giả là người Việt Nam nhưng tài liệu tham khảo được viết bằng tiếng nước ngoài thì phải được ghi vào tài liệu tham khảo tiếng nước ngoài. Tất cả tài liệu tham khảo bằng tiếng nước ngoài phải được viết nguyên văn, không phiên âm thành tiếng Việt.

Tài liệu được trích dẫn trong báo cáo nhất định phải được ghi trong danh mục tài liệu tham khảo và được xếp theo từng nhóm, thứ tự ABC của tên của tác giả. Định dạng và trình tự ghi danh mục tài liệu tham khảo nhƣ sau:

  • Tài liệu tham khảo là sách được in, công bố và in riêng biệt: Tên tác giả, năm công bố. Tên sách . Lần xuất bản (chỉ ghi mục này nếu không phải xuất bản lần thứ 1). Nơi xuất bản (ghi tên thành phố, không ghi tên quốc gia): Nhà xuất bản. hợp đồng mua bán nhà viết tay  

Ví dụ:

+ Sách một tác giả: Trần Kim Dung, 2009. Quản trị nguồn nhân lực . Hà Nội: NXB. Thống kê.

+ Sách hai tác giả: Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Thống kê ứng dụng . Hà Nội: NXB. Thống kê.

+ Sách ba tác giả trở lên: Nguyễn Trọng Hoài và cộng sự, 2009. Dự báo và phân tích dữ liệu . Hà Nội: NXB. Thống kê.

  • Sách dịch sang tiếng Việt: Tên tác giả, năm xuất bản sách gốc. Tên sách . Dịch từ tiếng (Anh /Pháp, …). Tên của người dịch, năm dịch. Nơi xuất bản: Nhà xuất bản.

Ví dụ: Sterner, T., 2002. Công cụ chính sách cho quản lý tài nguyên và môi trường. Dịch từ tiếng Anh. Ngƣời dịch Đặng Minh Phương, 2008. Hồ Chí Minh: NXB. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Các sách được đăng dưới dạng điện tử (electronic books), tài liệu dạng PDF trong các cơ sở dữ liệu trên internet: Tên tác giả, năm công bố. Tên sách [dạng thức]. Truy cập tại:<đường link địa chỉ mang> [Ngày truy cập]

Ví dụ: Donahoe, T., 1993. Finding the Way: Structure, Time, and Culture in School Improvemen [pdf] Available at: < hBBp://www.schoolsmovingup.net/cs/smu/view/rs/485 > [Accessed 17 November 2013].

  • Bài đăng trên các tạp chí khoa học: Tên tác giả, năm. Tựa đề bài báo. Tên tạp chí , số xuất bản, số thứ tự trang của bài báo.

Ví dụ: Trần Kim Dung, 2006. Thang đo ý thức gắn kết đối với tổ chức. Tạp chí kinh tế phát triển , số 184, trang 50-52.

  • Các bài báo đăng trong các kỷ yếu của các hội thảo, hội nghị, diễn đàn, bản tin, có xuất bản: Tên tác giả. Tên bài báo. Tên kỷ yếu /hội nghị /diễn đàn , số thứ tự trang của bài báo. Cơ quan/Địa điểm tổ chức, thời gian tổ chức.

Ví dụ: Đinh Kiệm. Chất lƣợng nguồn nhân lực Việt Nam-Nhận diện những cơ hội và thách thức trong tiến trình hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế. Hội thảo khoa học: Nhận diện cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế-Phân tích từ thị trường lao động , trang 20-39. Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Bình Thuận và Trường Đại học Lao động-Xã hội (CSII), tháng 7 năm 2016.

  • Chuyên đề tốt nghiệp đại học, luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ: Tên tác giả, năm. Tên luận văn , Bậc học. Tên chính thức của trường.

Ví dụ: Nguyễn Thị Bích Trâm, 2012. Các yếu tố ảnh hưởng đến dự định nghỉ việc của nhân viên khối văn phòng tại TP. HCM , Luận văn thạc sĩ kinh tế. Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

  • Các giáo trình, bài giảng, tài liệu học tập (đã được hội đồng khoa học trường thẩm định và cho phép sử dụng): Tên tác giả, năm công bố. Tên giáo trình /bài giảng/tài liệu . Tên chính thức của trường.

Ví dụ: Võ Văn Nhị, 2009. Bài tập nguyên lý kế toán . Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Các tài liệu lưu hành nội bộ (báo cáo tài chính, báo cáo tổng kết,…): Cơ quan

/doanh nghiệp, năm, tên tài liệu. Thời gian phát hành tài liệu.

Ví dụ: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thường Tín, 2010. Quy trình tuyển dụng nhân viên . Tháng 3, năm 2010.

  • Các thông tin đăng tải trên internet: Tên tác giả (nếu có), năm (nếu có). Tên của tài liệu tham khảo <đường link địa chỉ truy cập> [Ngày truy cập]. thư tín dụng l/c  

Ví dụ: Phan Xuân Dũng, 2013. Một số biện pháp xây dựng nề nếp ứng xử trong nhà trường . [Ngày truy cập: 17 tháng 11 năm 2013].

Lưu ý: Các thông tin đăng tải trên mạng internet có nhiều sự khác biệt về chất lượng và nội dung nên cần cân nhắc trước khi trích dẫn những tài liệu thuộc nguồn này.

  • Phụ lục: Phần này gồm những nội dung cần thiết nhằm minh họa hoặc bổ trợ cho nội dung báo cáo như bảng số liệu, mẫu biểu, tranh ảnh, văn bản pháp luật,… Mỗi nội dung /nhóm nội dung được trình bày thành một phụ lục riêng và được thể hiện theo thứ tự (Ví dụ: Phụ lục 1, Phụ lục 2,…).
  • Các trang nhận xét: Trình bày theo mẫu. Riêng trang nhận xét của Đơn vị thực tập phải thể hiện được thông tin của người nhận xét, nội dung nhận xét, chữ ký của người nhận xét, đồng thời phải có chữ ký xác nhận của người có thẩm quyền và  đóng dấu của Đơn vị thực tập.
  • Cách đánh số trang: học kế toán online  
  • Các phần của nội dung báo cáo (Mở đầu, Các chương và Kết luận) và Danh mục tài liệu tham khảo: Sử dụng các ký số 1, 2, 3,… để đánh số trang và vị trí tại góc phải cuối trang giấy với cỡ chữ 13, font như trình bày trong nội dung báo cáo;
  • Phần Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt; Danh mục các bảng và Danh mục các hình vẽ, đồ thị: Sử dụng các ký tự i, ii, iii,… để đánh số trang và vị trí tại góc phải cuối trang giấy với cỡ chữ 13, font như trình bày trong nội dung báo cáo;
  • Phần Phụ lục: Sử dụng ký tự “PL.” kèm các ký số 1, 2, 3,… để đánh số trang và vị trí tại góc phải cuối trang giấy với cỡ chữ 13, font nhƣ trình bày trong nội dung báo cáo (Ví dụ: PL.1, 2,…).
    • Số trang của phần nội dung chính báo cáo: Từ 40 – 60 trang và đảm bảo cân đối giữa các chương.
    • Cuối mỗi chương cần có những kết luận ngắn chỉ ra những điều rút ra từ nghiên cứu và tạo “cầu nối” của chương đó với các chương Nội dung của kết luận chương phải nêu đƣợc những kết quả chủ yếu đạt được của chương, những kết luận quan trọng nhất, có ý nghĩa nhất mà sinh viên rút ra được.
    • Nộp báo cáo tốt nghiệp: Sinh viên nộp 02 bản, trong đó có ít nhất 01 bản chính với thời hạn theo kế hoạch của cách đọc vị trí container  
    • Quy định riêng đối với Khóa luận tốt nghiệp:
  • Số trang của phần nội dung chính báo cáo: Từ 50 – 70 trang và đảm bảo cân đối giữa các chương.
  • Nộp khóa luận tốt nghiệp: Sinh viên nộp 03 bản
  • Bìa ngoài cùng của khóa luận là bìa cứng và nội dung theo mẫu.

Xem thêm: 

 

 

GiadinhHR
Tác giả GiadinhHR sudo
Bài viết trước Hướng dẫn chi tiết cách viết báo cáo và khóa luận tốt nghiệp chuẩn

Hướng dẫn chi tiết cách viết báo cáo và khóa luận tốt nghiệp chuẩn

Bài viết tiếp theo

REVIEW Khóa Học C&B (Compensation & Benefits) Tốt Nhất

REVIEW Khóa Học C&B (Compensation & Benefits) Tốt Nhất
Viết bình luận
Thêm bình luận

2 Bình luận

H
Mẫu bài viết khóa luận đề tài cải thiện công tác đào tạo và phát triển nhân lực - GIA ĐÌNH HR

[&#8230;] Xem thêm: Cách viết danh mục tham khảo của báo cáo và khóa luận tốt nghiệp đúng quy [&#8230;]

Trả lời
06:18 03/02/2021
H
Mẫu bìa báo cáo và khóa luận tốt nghiệp - GIA ĐÌNH HR

[&#8230;] Xem thêm: Cách viết danh mục tài liệu tham khảo cho báo cáo, khóa luận tốt nghiệp chuẩn [&#8230;]

Trả lời
05:26 02/02/2021
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo