Áp lực công việc là gì? Tại sao hiện nay lại có nhiều người bị áp lực công việc như vậy? Nếu bị áp lực công việc thì phải làm thế nào? Hãy cùng Gia Đình HR theo dõi bài viết dưới đây để tìm cho mình cách vượt qua áp lực trong công việc nhé.
Áp Lực Công Việc Là Gì? Cách Vượt Qua Áp Lực Công Việc
1. Áp lực công việc là gì? Ví dụ về áp lực công việc
Áp lực công việc được hiểu đơn giản là một trạng thái sức khỏe tinh thần đang ở mức độ thấp của con người, nguyên nhân là do những công việc hàng ngày mang lại, đè nặng lên tâm lý người lao động, lâu ngày khiến cho tâm trạng bị sa sút, mệt mỏi.
Khi con người bị rơi vào trạng thái áp lực, cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải, không có năng lượng để làm việc và từ đó cũng dẫn đến trạng thái tinh thần không được tốt. Hơn nữa, nếu kéo dài lâu ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công việc cũng như chất lượng cuộc sống của người lao động.
Ví dụ dễ thấy nhất về áp lực công việc là khi ta sợ hãi, chán nản khi phải thức dậy chuẩn bị đi làm vào mỗi sáng.
2. Nguyên nhân gây ra áp lực công việc
– Áp lực từ chính công việc hiện tại là một trong những nguyên nhân thường thấy nhất khiến cho người lao động rơi vào tình trạng căng thẳng, nảy sinh ra nhiều suy nghĩ tiêu cực.
Cụ thể như: khối lượng công việc quá lớn, lương thấp, mặc cảm với công việc, cảm giác chọn sai việc, không thể giải quyết được những công việc được cấp trên giao phó,…
– Áp lực do môi trường làm việc gây ra. Môi trường làm việc cũng là một tác nhân lớn làm ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của người lao động, nó có thể là các vấn đề như: thay đổi môi trường làm việc, sốc văn hóa doanh nghiệp, thiếu phương tiện phục vụ công việc,…
Đặc biệt những vẫn đề như doanh thu tụt giảm, doanh nghiệp cắt giảm nhân sự hay làm ăn thua lỗ,… cũng là những tác nhân lớn gây nên tình trạng áp lực công việc cho người lao động.
– Áp lực từ cấp trên hoặc đồng nghiệp cũng là nguyên nhân không nhỏ khiến người lao động bị áp lực. Sếp khắt khe, hà khắc, hay bắt bẻ, đồng nghiệp xa lánh, nói xấu, chia bè chia cánh lâu ngày dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực trong người lao động.
– Áp lực từ chính bản thân người lao động. Nỗi lo “cơm, áo, gạo, tiền” hay sự phản đối từ gia đình gây nên sức ép không nhỏ đối với người lao động.
Top 03 Trung Tâm Đào Tạo Hành Chính Nhân Sự Tốt Nhất Hiện Nay
3. Những lợi ích và tác hại của áp lực công việc
Áp lực công việc là trạng thái thấp của sức khỏe tinh thần của người lao động, nó gây ra những tác hại vô cùng đáng sợ đối với người lao động.
– Tinh thần giảm sút: Người bị áp lực công việc thường khó tập trung làm việc, lâu ngày dẫn đến công việc đạt hiệu quả thấp, sinh ra chán nản, ưu sầu.
– Thường dễ nổi nóng: khi công việc không được thuận lợi, người bị áp lực thường dễ nổi nóng với những người xung quanh và cả bản thân mình.
– Bộc lộ những cảm xúc tiêu cực nơi làm việc: cảm thấy mệt mỏi, chán chường, bị cô lập hay thẩm chí bật khóc là những cảm xúc tiêu cực mà người lao động bộc lộ ra khi không giải tỏa được áp lực của mình.
– Ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất: nếu kéo dài tình trạng căng thẳng, lo âu lâu ngày sẽ dễ khiến cho người lao động bị mất ngủ, trằn trọc, khó chịu, đầu óc ù lì.
4. Khả năng chịu áp lực công việc là gì?
Khả năng chịu áp lực công việc là khả năng chống chọi, ứng phó với những áp lực từ công việc, luôn giữ được trạng thái tâm lý và năng lượng tích cực.
Mỗi người sẽ có khả năng chịu áp lực công việc khác nhau, có người chịu tốt, có người thì không, điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: sức khỏe, tâm lý, năng lực giải quyết công việc hay các vấn đề khác đến từ gia đình, người thân, bạn bè,…
Người chịu được áp lực công việc tốt có khả năng điều chỉnh, cân bằng thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi dựa trên năng lực và trạng thái tinh thần của mình.
5. Cách giải quyết áp lực trong công việc
– Xây dựng kế hoạch làm việc khoa học, hiệu quả cao. Thông thường áp lực công việc thường xảy ra khi bạn không thể cân bằng được nó, có quá nhiều việc để làm, bạn không biết nên làm cái nào trước cái nào sau.
Vì vậy biện pháp để giải quyết vấn đề này là bạn phải có một mục tiêu và một kế hoạch rõ ràng chi tiết. Bạn cần đưa ra các thứ tự ưu tiên để lựa chọn phương án giải quyết công việc một cách có hiệu quả, ví dụ như thời hạn nộp, độ quan trọng,…
– Đơn giản hóa những vấn đề bạn gặp phải. Thực ra nhiều vấn đề không hề phức tạp, mà chính bạn là người phức tạp hóa nó lên. Bởi nhiều nguyên nhân, ví dụ như do căng thẳng mệt mỏi mà bạn tự suy diễn và tự gây áp lực lên vai mình. Cho nên trước khi bắt tay vào việc, bạn hãy cố gắng hết sức tập trung tinh thần để loại bỏ và đơn giản hóa những vấn đề mình đang gặp phải.
– Nâng cao năng lực giải quyết vấn đề. Nhiều người bị áp lực công việc là do khả năng giải quyết công việc của họ yếu kém. Họ đã quen với những môi trường an toàn, những kiến thức và kỹ năng đã có, họ không chịu thoát kén, mãi thu mình trong vỏ ốc. Cho nên khi đối diện với những vấn đề mới lạ như thay đổi môi trường làm việc, thay đổi sếp, đồng nghiệp hay là rẽ sang một chuyên ngành khác thì họ cảm thấy căng thẳng, áp lực.
Giải pháp cho vấn đề này đó là mở lòng mình ra, đón nhận cái mới, không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức chuyên môn, kĩ năng sống để cải thiện năng lực làm việc tốt hơn.
6. Lời khuyên hữu ích cho người bị áp lực công việc
– Cố gắng giữ một tinh thần lạc quan là cách tốt nhất để chế ngự những căng thẳng, áp lực trong công việc.
– Đặt ra mục tiêu vừa phải với năng lực hiện tại của bản thân
– Giữ gìn không gian làm việc thoáng đãng, sạch sẽ cũng là một cách để tạo cho bản thân cảm giác dễ chịu, thoải mái.
– Nếu bạn cảm thấy quá ngột ngạt và không muốn làm gì thêm nữa, vậy hãy nghỉ ngơi, thư giãn, để cho bản thân được thoải mái, tái tạo lại năng lượng.
Trên đây là tất tần tật thông tin liên quan đến áp lực công việc mà Gia Đình HR muốn gửi gắm đến các bạn. Cảm ơn các bạn đã chú ý theo dõi bài viết, hy vọng nhận được sự ủng hộ của các bạn ở các bài viết tiếp theo. Cảm ơn!
Xem thêm:
- Những Câu Nói Tạo Động Lực Cho Nhân Viên Hay Và Hiệu Quả Nhất
- Deal Lương Là Gì? Deal Lương Như Thế Nào Cho Hiệu Quả
- Mục Tiêu Nghề Nghiệp Là Gì? Cách Viết Mục Tiêu Nghề Nghiệp
- Review Khóa học hành chính nhân sự tốt nhất