Cách Tính Lương Hưu Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện

GiadinhHR Tác giả GiadinhHR 27/02/2024 17 phút đọc

Cách tính lương hưu Bảo hiểm xã hội tự nguyện như thế nào là câu hỏi của nhiều người đặc biệt là hiện nay có sự thay đổi về độ tuổi nghỉ hưu của người lao động bắt đầu từ ngày 014/01/2021 theo Bộ Luật Lao động 2019. Hãy cùng Gia đình Hr tìm hiểu cho tiết hơn về cách tính lương hưu trong bài viết dưới đây nhé!

»»» Xem thêm: Review khóa học hành chính nhân sự tốt nhất

Lương hưu là gì?

Cách tính lương hưu như thế nào cần dựa vào khái niệm lương huue là gì. Lương hưu hay còn gọi là chế độ hưu trí đây được gọi là một khoản phí được chi trả cho những người lao động đã đến độ tuổi về hưu (hết tuổi lao động) theo quy định của pháp luật Việt Nam

Quy định mới nhất về tuổi nghỉ hưu

Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.

Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Quy định về hồ sơ hưởng lương hưu 

Cách tính lương hưu

Hồ sơ hưởng lương hưu

Hồ sơ hưởng lương hưu đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm: 

 Sổ bảo hiểm xã hội; 

+ Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hưởng chế độ hưu trí; 

+ Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa đối với trường hợp nghỉ hưu khi suy giảm khả năng lao động hoặc giấy chứng nhận bị nhiễm 22 HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp đối với trường hợpđủ điều kiện nghỉ hưu do bị nhiễm HIV/AIDS. 

Hồ sơ hưởng lương hưu đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội gồm cả người đang chấp hành hình phạt tù bao gồm: 

Sổ bảo hiểm xã hội; 

+ Đơn đề nghị hưởng lương hưu; 

+ Giấy ủy quyền làm thủ tục giải quyết chế độ hưu trí và nhận lương hưu đối với người đang chấp hành hình phạt tù; 

+ Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc trở về nước định cư hợp pháp đối với trường hợp xuất cảnh trái phép; 

+ Quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với trường hợp người mất tích trở về

Quy định đối với người lao động đến tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ thời gian đóng BHXH

Người tham gia BHXH tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất: Đóng hằng tháng, 03 tháng một lần, 06 tháng một lần, 12 tháng một lần, đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần, đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

Trường hợp người tham gia BHXH đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà thời gian đã đóng BHXH còn thiếu trên 10 năm nếu có nguyện vọng thì tiếp tục đóng BHXH tự nguyện theo một trong các phương thức (hàng tháng, 03 tháng một lần, 06 tháng một lần, 12 tháng một lần, đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần) cho đến khi thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu theo quy định.

Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động 

Quy định điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động đối với lao động nam khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên như sau:

  • Nam từ đủ 55 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61%;
  • Nam từ đủ 50 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
  • Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại nguy hiểm ban hành kèm theo Thông tư số 15/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Cách Tính Lương Hưu Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện

Cách tính lương hưu

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, cách tính lương hưu dựa vào mức hưởng lương hưu hàng tháng của người tham gia BHXH tự nguyện, được tính cụ thể như sau:

Mức lương hưu hàng tháng được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng 

Từ quy định trên, công thức tính lương hưu hàng tháng của người tham gia BHXH tự nguyện là:

Lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu x Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH

Trong đó:

– Tỷ lệ hưởng lương hưu được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 134/2015:

Với lao động nữ

Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.

Với lao động nam

Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng BHXH. Năm 2021 được tính là 19 năm đóng BHXH, từ 2022 trở đi là 20 năm đóng BHXH. Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.

– Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được quy định cụ thể tại Điều 4 Nghị định 134/2015:

Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian đóng.

Trong đó, thu nhập tháng đã đóng BHXH để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm do Tổng cục Thống kê công bố hàng năm.

Trên đây chia sẻ những kiến thức hữu ích về cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội tự nguyện để có thêm nhiều hơn những kiến thức hơn trong lĩnh vực C&B có thể tham khảo thêm tại mục Hành chính nhân sự tại trang Lê Ánh Hr

Nếu các bạn muốn được học kiến thức và kỹ năng thực hành C&B tương đương với 3 năm kinh nghiệm đi làm trong thực tế thì hãy tham gia khóa học dưới đây:

Khóa học thực hành C&B


Trong khóa học, các bạn sẽ được tiếp xúc với những kiến thức, nghiệp vụ C&B thực tế và học cách xử lý các công việc của một chuyên viên C&B theo quy trình chuyên nghiệp. Chương trình học sẽ đi từ kiến thức nền tảng đến kiến thức chuyên sâu, học lý thuyết đến đâu thực hành luôn đến đó.

Đồng thời, bạn cũng được giảng viên hỗ trợ xuyên suốt quá trình học. Mọi thắc mắc sẽ được giảng viên hỗ trợ nghiệp vụ cho đến khi thành thạo thì thôi. Hãy đăng ký khóa học ngay để được nhận ưu đãi học phí cực hấp dẫn nữa nhé!

»»» Chủ đề tương tự:

Gia đình Hr chúc bạn thành công!

GiadinhHR
Tác giả GiadinhHR sudo
Bài viết trước Những Quy Định Về Lương Thử Việc Cho Người Lao Động Mới Nhất

Những Quy Định Về Lương Thử Việc Cho Người Lao Động Mới Nhất

Bài viết tiếp theo

Quy Chế Lương Theo Hệ Thống Thang Bảng Lương

Quy Chế Lương Theo Hệ Thống Thang Bảng Lương
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo