Quy Định Quản Lý Và Sử Dụng Con Dấu Trong Công Tác Văn Thư

GiadinhHR Tác giả GiadinhHR 27/02/2024 13 phút đọc

Con dấu là thành phần để khẳng định, đảm bảo tính chính xác và giá trị pháp lý của các văn bản. Vì vậy, pháp luật quy định cơ quan, tổ chức có trách nhiệm quản lý và sử dụng con dấu trong công tác văn thư đúng quy định.

>>> Xem thêm: Cách viết sơ yếu lý lịch xin việc chuẩn – Cần lưu ý những gì

1. Pháp luật điều chỉnh

Trước đây, việc quản lý và sử dụng con dấu trong công tác văn thư được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu và các quy định của Nghị định 110/2004/NĐ-CP.

Tuy nhiên, Nghị định này đã được thay thế bởi Nghị định 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ Hướng dẫn công tác văn thư, có hiệu lực từ ngày 05/03/2020. Đồng thời, việc quản lý và sử dụng con dấu trong công tác văn thư cũng được quy định lại tại Nghị định này.

Việc quản lý và sử dụng con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty. Con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu. Đây là các nội dung được quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 44 Luật doanh nghiệp 2014.

Như vậy, doanh nghiệp có toàn quyền quyết định về việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu của mình theo nội dung ghi nhận trong Điều lệ công ty. Doanh nghiệp chỉ bị hạn chế quyền quyết định trong trường hợp pháp luật yêu cầu phải sử dụng con dấu.

2. Trách nhiệm quản lý con dấu

Theo quy định tại Điều 32 Nghị định 30/2020/NĐ-CP, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giao cho Văn thư cơ quan quản lý, sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức theo quy định.

Theo đó, Văn thư cơ quan có trách nhiệm có trách nhiệm thực hiện như sau:

  • Bảo quản an toàn, sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức tại trụ sở cơ quan, tổ chức;
  • Chỉ giao con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức cho người khác khi được phép bằng văn bản của người có thẩm quyền. Việc bàn giao con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức phải được lập biên bản;
  • Phải trực tiếp đóng dấu, ký số vào văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành và bản sao văn bản;
  • Chỉ được đóng dấu, ký số của cơ quan, tổ chức vào văn bản đã có chữ ký của người có thẩm quyền và bản sao văn bản do cơ quan, tổ chức trực tiếp thực hiện.

Ngoài ra nhân viên văn thư phải đảm bảo luôn có hộp mực phòng ngừa và mỗi tuần vào thứ hai phải kiểm tra hộp mực định kỳ. Nếu hộp mực bị khô hay hết thì phải làm thủ tục đi mua ngay. Việc quản lý và sử dụng con dấu là nhiệm vụ quan trọng trong công tác hành chính.

Quy Định Quản Lý Và Sử Dụng Con Dấu
Quy Định Quản Lý Và Sử Dụng Con Dấu

3. Quy định sử dụng con dấu

Việc sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức và con dấu của văn phòng hay của đơn vị trong cơ quan, tổ chức được quy định như sau:

  • Những văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành phải đóng dấu của cơ quan, tổ chức;
  • Những văn bản do văn phòng hay đơn vị ban hành trong phạm vi quyền hạn được giao phải đóng dấu của văn phòng hay dấu của đơn vị đó.

Về đóng dấu cần phải:

  • Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu quy định.
  • Khi đóng dấu lên chữ ký thì dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.
  • Việc đóng dấu lên các phụ lục kèm theo văn bản chính do người ký văn bản quyết định và dấu được đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục.
  • Việc đóng dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản, tài liệu chuyên ngành được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành.

3. Quy trình đóng dấu

  • Bước 1: Nhận thông tin đóng dấu

Nhân viên văn thư chịu trách nhiệm giữ con dấu và thực hiện thủ tục đóng dấu.

Khi các bộ phận có nhu cầu đóng dấu phải liên hệ với nhân viên văn thư để đóng dấu, thời gian đóng dấu là thời gian giờ hành chính theo quy định của công ty. Do vậy các bộ phận có nhu cầu đóng dấu ngoài giờ phải liên hệ đăng ký trước.

Trường hợp nhân viên văn thư đi công tác hoặc vằng mặt thì phải bàn giao con dấu cho Trưởng phòng HCQT theo quy chế sau đây:

+ Con dấu phải được để trong tủ riêng, chìa khoá tủ do Trưởng phòng HCQT hoặc Trợ lý TP giữ.

+ Niêm phong tủ phải do nhân viên văn thư và Trưởng phòng/hoặc Trợ lý cùng ký tên vào niêm phong.

+ Khi nhân viên văn thư về mà khoá niêm phong không còn thì phải lập biên bản vụ việc có chữ ký của quản lý ngay.

+ Trường hợp nhân viên văn thư đi vắng mà công ty có nhu cầu đóng dấu và nếu nhu cầu đóng dấu là gấp thì người được giao chìa khóa cùng với bảo vệ mở niêm phong, sau đó đóng dấu theo số bản yêu cầu và ghi đầy đủ thông tin vào sổ theo dõi đóng dấu, người đóng dấu, người được đóng dấu và nhân viên bảo vệ cùng ký tên vào sổ.

+ Sau khi đóng dấu xong, người đóng dấu cho sổ và dấu vào tủ, khóa lại và dán niêm phong có chữ ký của người giữ chìa khóa và bảo vệ. Bảo vệ phải chứng kiến việc dán niêm phong.

  • Bước 2: Xác định thẩm quyền đóng dấu

Chỉ duy nhất Chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc công ty được quyền ký tên và đóng dấu văn bản.

Đối với các chức danh khác phải được sự uỷ quyền bằng văn bản của giám đốc.

Văn bản uỷ quyền phải chuyển cho người giữ con dấu 01 bản photo có đóng dấu. Trường hợp nhân viên văn thư giữ con dấu không nhận được văn bản thì có quyền yêu cầu người xin đóng dấu giải trình theo quy định này.

  • Bước 3: Tiến hành đóng dấu theo số bản yêu cầu
  • Bước 4: Ghi hồ sơ theo dõi

Sau khi đóng dấu xong, nhân viên văn thư phải ghi nội dung đóng dấu vào sổ theo dõi đóng dấu

Nếu bạn cần trang bị thêm nghiệp vụ hành chính, nhân sự, quản lý văn bản, bạn có thể tham khảo thêm các khóa học hành chính nhân sự tại trung tâm Lê Ánh HR.

>>> Xem thêm: Nên học hành chính nhân sự ở đâu để có cơ hội việc làm tốt cho người trái ngành

Trên đây, Gia Đình HR vừa chia sẻ với các bạn những thông tin liên quan đến con dấu, đặc biệt là các quy định về quản lý và sử dụng. Hy vọng bài viết sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc!

GiadinhHR
Tác giả GiadinhHR sudo
Bài viết trước Các Câu Hỏi Phỏng Vấn Phổ Biến – Cách Trả Lời Hay Nhất

Các Câu Hỏi Phỏng Vấn Phổ Biến – Cách Trả Lời Hay Nhất

Bài viết tiếp theo

Quy Chế Lương Theo Hệ Thống Thang Bảng Lương

Quy Chế Lương Theo Hệ Thống Thang Bảng Lương
Viết bình luận
Thêm bình luận

2 Bình luận

B
Mẫu Biên Bản Nghiệm Thu Công Việc Mới Nhất – Diaries Blog

[…] định quản lý và sử dụng con dấu trong công tác văn […]

Trả lời
03:21 05/11/2021
B
Review Khóa Học Quản Trị Nhân Sự Ngắn Hạn tốt nhất? – Diaries Blog

[…] định quản lý và sử dụng con dấu trong công tác văn […]

Trả lời
06:21 26/10/2021
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo