Cách viết sơ yếu lý lịch xin việc chuẩn – Cần lưu ý những gì
Sơ yếu lý lịch là bản khai thông tin cá nhân bắt buộc phải có trong hầu hết các hồ sơ như học tập hay xin việc. Trong bài viết dưới đây, Gia Đình HR sẽ hướng dẫn các bạn cách viết sơ yếu lý lịch xin việc chuẩn và những điều cần lưu ý.
>>> Xem thêm: Bản mô tả công việc một số phòng ban trong tổ chức
I. Sơ yếu lý lịch là gì và sự khác biệt với CV
Sơ yếu lý lịch là tờ khai cung cấp thông tin cá nhân, nhân thân, tiểu sử… của ứng viên cho nhà tuyển dụng. Đây là một trong những giấy tờ bắt buộc cần có trong mẫu hồ sơ xin việc chuẩn.
Sơ yếu lý lịch thường bị nhầm lẫn với CV (Curriculum Vitae) xin việc. Tuy nhiên Sơ yếu lý lịch thường mang tính bao quát và chứa nhiều thông tin hơn một mẫu CV thông thường. Sơ yếu lý lịch có cả thông tin về nhân thân và các thông tin thiên về tiểu sử trong khi đó CV xin việc thì tập trung vào các thông tin về kinh nghiệm làm việc và các hoạt động cụ thể, giải thưởng của ứng viên.
Những yêu cầu cơ bản khi viết sơ yếu lý lịch:
- Về hình thức
– Trình bày sạch đẹp và thống nhất về màu chữ, phông chữ (khi đánh máy).
– Tránh tẩy xoá khi viết tay.
– Dán ảnh 4×6, nghiêm túc, đúng chuẩn ảnh thẻ.
- Về nội dung học hành chính nhân sự ở đâu tại Hà Nội
– Điền đúng, đầy đủ thông tin, tránh lan man và đặc biệt là tránh thông tin sai.
– Trước khi bắt tay vào viết, hãy chuẩn bị đẩy đủ những thông tin và giấy tờ cần thiết như sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân, thông tin về bố, mẹ, anh, chị, em.
– Chụp lại các giấy tờ tùy thân để phòng các trường hợp khẩn cấp.
– Có dấu và xác nhận của địa phương ở dưới cùng của bản lý lịch tự thuật.
– Ghi các kinh nghiệm làm việc phải phù hợp.
II. Cách viết sơ yếu lý lịch xin việc chuẩn
- Phần họ và tên: Viết IN HOA họ tên. Nội dung trùng khớp với với thông tin ở trên chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu.
- Giới tính Nam/Nữ:Giới tính là nam thì ghi “nam” nếu là nữ thì ghi “nữ”
- Sinh năm: Viết đúng thông tin ngày tháng năm sinh trong giấy khai sinh, chứng minh thư nhân dân và sổ hộ khẩu.
- Nơi đăng ký hộ khẩu đăng ký thường trú:Trình bày rõ thông tin về thôn (số nhà, đường phố), xã (phường) huyện (quận), tỉnh (thành phố) nơi mà công dân đăng ký thường trú theo đúng quy định của pháp luật.
- Nơi ở hiện tại: Người làm sơ yếu lý lịch khai rõ thông tin về nơi ở hiện tại, cụ thể về thông tin số nhà, đường phố trực thuộc quận, huyện, thành phố nào.
- Số điên thoại: Điền 01 số điện thoại mà bạn đang dùng, thường xuyên dùng để khi liên hệ có thể gặp được bạn ngay.
- Khi cần báo tin cho ai, ở đâu: Ghi rõ về thông tin địa chỉ số điện thoại của người cần báo tin, nên là số điện thoại của người thân trong gia đình như bố, mẹ, anh chị em.
- Bí danh: Ghi rõ bí danh của bản thân hay sử dụng, trường hợp không có bí danh có thể bỏ trống hoặc ghi “Không”.
- Nguyên quán: Là nơi sinh sống của ông, bà nội, bố của bạn. Ghi theo nguyên – quán trên chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân.
- Dân tộc: Viết tên dân tộc của bản thân. Ví dụ: dân tộc Kinh.
- Tôn Giáo: Bạn theo tôn giáo nào thì ghi rõ. Ví dụ: đạo Phật, đạo thiên chúa, đạo hồi. Nếu không theo tôn giáo nào thì điền là “Không”.
- Thành phần gia đình sau cải cách ruông đất: Điền thông tin về thành phần của gia đình bạn theo đúng quy định của pháp luật. Có thể là cố nông, bần nông, trung nông, địa chủ, viên chức hay công chức.
- Thành phần bản thân gia đình hiện nay: Gia đình bạn thuộc thành phần nào sẽ điền thông tin vào đó là công nhân, công chức, viên chức, nhân viên hay thợ thủ công, bộ đội, nhà văn, nhà báo…
- Trình độ văn hóa: Viết rõ thông tin 12/12 chính quy hay 12/12 bổ túc văn hóa.
- Trình độ ngoại ngữ: Bạn hãy ghi những nằng cấp, chứng chỉ, trường ngoại ngữ mà bạn có và đã, đang theo học chẳng hạn như đại học Anh Ngữ, Pháp Ngữ hay Nga Ngữ; Bằng IELTS 6.0, …
- Điền nơi và ngày kết nạp Đảng Cộng Sản Việt Nam: Viết rõ thông tin về ngày tháng năm nơi kết nạp Đảng (Chi bộ, đảng bộ cơ sở, huyện tỉnh hoặc cơ quan Trung Ương), nếu chưa vào Đảng thì có thể bỏ qua không điền nhé.
- Hoàn cảnh gia đình: Khai họ tên cha, mẹ (Hoặc người nuôi dưỡng từ nhỏ), anh chị em ruột trong gia đình, vợ/ chồng, con cái. Ở mục này, cần ghi rõ họ tên, năm sinh, quê quán, chỗ ở hiện nay, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế…của từng người.
- Ngày và nơi kết nạp vào Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh: Viết rõ ngày tháng năm và nơi kết nạp vào Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh được ghi trong sổ kết nạp Đoàn nhé
- Nghề nghiệp và trình độ chuyên môn: Hãy ghi rõ bạn học chuyên ngành nào, học chính quy hay tại chức và đừng quên liệt kê tất cả các loại văn bằng có liên quan.
- Cấp bậc được hưởng: Ghi rõ thông tin về bậc lương chính mà bản thân đang được hưởng hiện tại.
- Lương chính hiện nay: Lương chính của bạn hiện nay đang theo ngạch nào là chuyên viên cao cấp, hay kỹ thuật viên, kỹ sư, giáo viên… Nếu là sinh viên hay học sinh chưa có thu nhập có thể bỏ trống.
- Ngày nhập ngũ, ngày xuất ngũ, lý do: Ghi rõ ngày tháng, năm nhập ngũ, ngày xuất ngũ và lý do xuất ngũ. Nếu chưa có thể bỏ trống.
- Quá trình hoạt động của bản thân: Tóm tắt hoạt động của bản thân, bạn nên điền những mốc sự kiện trong 12 năm trở lại đây.
- Khen thưởng: Viết rõ thông tin về ngày tháng năm cũng như hình thức khen thưởng. Nếu không có có thể ghi “Chưa có”.
- Kỷ luật: Viết rõ tháng năm, lý do sai phạm và hình thức kỷ luật theo quy định. Nếu không có có thể bỏ qua hoặc ghi “Chưa có”.
III. Một số lưu ý khi viết sơ yếu lý lịch
Xét về mặt tổng thể, trên cấu trúc sơ yếu lý lịch trình bày rất dễ hiểu để các bạn có thể điền thông tin vào dễ dàng. Tuy nhiên để hoàn thiện bản sơ yếu lý lịch một cách chuyên nghiệp không đơn giản như vậy. Các bạn cần lưu ý một số điều cơ bản sau
1. Trình bày Sơ yếu lý lịch dễ nhìn, dễ hiểu và phù hợp với nhà tuyển dụng
Nhà tuyển dụng tiếp cận với bạn lần đầu tiên là thông qua Hồ sơ xin việc và trong đó bắt buộc sẽ có bản sơ yếu lý lịch. Bạn được mời tham gia phỏng vấn sau khi nộp hồ sơ hay không cũng một phần do cách bạn điền sơ yếu lý lịch quyết định
Do đó, hãy tạo ấn tượng tốt nhất cho nhà tuyển dụng bằng cách trình bày bản sơ yếu lý lịch một cách gọn gàng, khoa học nhất, làm nổi bật được điểm mạnh của bản thân và thực sự sáng tạo.
2. Lựa chọn viết những kinh nghiệm làm việc phù hợp
Chỉ nên ghi những tổ chức nơi bạn đã có kinh nghiệm làm việc, chọn lọc những công việc có mối liên hệ với vị trí đang ứng tuyển. Nếu bạn là sinh viên, có thể viết về kinh nghiệm thông qua các công việc làm thêm.
Trong trường hợp, công ty mà bạn từng làm việc có sự thay đổi về tên, hoặc liên doanh với công ty khác như mua lại và sáp nhập v.v.. thì bạn cũng không cần phải ghi thành 2 mục riêng. Chỉ cần ghi chú sự thay đổi này là đủ.
3. Viết tóm tắt những kinh nghiệm làm việc
Ghi lại một cách tóm tắt những công việc bạn đã làm đối với mỗi nơi mà bạn đã từng làm việc. Trong trường hợp thăng chức hay có sự di chuyển về nhân sự, bạn hãy kết hợp lại để ghi.
Viết tóm tắt nhưng thể hiện đủ nội dung về chức danh nhiệm vụ đảm nhận, số năm tích lũy.
4. Liệt kê nội dung công việc cũng như một vài thông tin về công ty
Bên cạnh việc trình bày kinh nghiệm có được ở những doanh nghiệp tương ứng, bạn nên viết thêm một vài thông tin như lĩnh vực hoạt động, quy mô,… của công ty đó.
Thông qua thông tin này nhà tuyển dụng có thể đánh giá được mức độ kinh nghiệm của bạn năm trong phạm vi nào.
Ví dụ về cách ghi nội dung công việc: Công ty sản xuất thương mại dịch vụ ABC với số lượng lao động 10.000 người, nhân viên chính thức với vị trí Phó phòng Nhân sự. Nhiệm vụ: hỗ trợ Trưởng phòng thực hiện các công tác về nhân sự,…(kể các đầu công việc chính)
5. Viết về kinh nghiệm quản lý, kết quả công việc và thành tích
Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá khả năng của bạn thông qua nọi dung bạn trình bày ở phần này, vì vậy hãy viết một cách khách quan nhất và đưa ra những số liệu, sự kiện một cách cụ thể.
Trình bày cụ thể nhưng lưu ý tránh việc quá phô trương hay PR quá mức.
6. Trình bày lý do nghỉ việc
Khi viết về lý do nghỉ việc, đừng viết theo lối phủ định, hãy viết một cách tích cực. Nếu bạn viết về những bất mãn đối với những quy định, chế độ đãi ngộ của công ty nơi bạn đã làm việc thì sẽ gây một ấn tượng mang tính phủ định đối với nhà tuyển dụng.
Nếu tự bạn nghỉ việc thì hãy nhấn mạnh đến những lý do tích cực khiến bạn đã chuyển việc hoặc muốn chuyển việc.
7. Viết về mục tiêu nghề nghiệp
Trong sơ yếu lý lịch, mục tiêu nghề nghiệp chính là một phần quan trọng giúp bạn PR bản thân trước nhà tuyển dụng.
Hãy cho họ thấy những điểm mạnh mà bạn đã gặt hái được qua những kinh nghiệm làm việc từ trước tới nay: Bạn đã làm những công việc gì? Và bạn dự định phát huy những kinh nghiệm đó tại doanh nghiệp đang tuyển dụng như thế nào?
Bạn hãy chia mục tiêu nghề nghiệp thành một vài mục nhỏ và đặt tiêu đề cho mỗi mục. Làm như vậy, bạn đã có thể khiến cho nhà tuyển dụng hiểu được bạn muốn PR điều gì.
8. Cố gắng viết chữ thật đẹp, chọn ảnh nghiêm túc
Qua nét chữ người ta có thể đoán được tính cách con người. Vì vậy mà dù có chữ xấu cỡ nào thì bạn cũng hãy cố gắng nắn nót từng chữ. Đừng nên viết vội vàng mà chữ xấu không đọc được nhé.
Về ảnh, nên chọn ảnh nghiêm túc, nhìn rõ mặt không bị nhòe, phai màu và ảnh được chụp gần đây. Đặc biệt không nên chọn ảnh đã qua photoshop. Bạn nên dán ảnh có phông trắng hoặc xanh, áo sơ mi trắng có cổ, ảnh rõ nét, tóc tai và trang phục gọn gàng.
>>> Xem thêm: Nên học hành chính nhân sự ở đâu để có cơ hội việc làm tốt cho người trái ngành