Quản Lý Nhân Sự Là Gì? Học Ở Đâu Tốt? Ra Làm Gì?

GiadinhHR Tác giả GiadinhHR 18/07/2024 47 phút đọc

Quản lý nhân sự là công tác cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng cả đến hiệu suất công việc của doanh nghiệp; bởi nhân sự là lực lượng nòng cốt, là yếu tố đầu vào bắt buộc của mỗi doanh nghiệp.

Tuy kết quả công việc của quản lý nhân sự không mang lại giá trị hữu hình nhưng là bộ phận không tể thiếu và là cánh tay đắc lực của bộ phận lãnh đạo.

Vậy Quản lý nhân sự là gì? Quản lý nhân sự học ngành gì? Ngành quản lý nhân sự học trường nào? Học quản lý nhân sự ra làm gì? Mức lương hiện nay là bao nhiêu? Cùng Gia Đình HR tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

1. Quản lý nhân sự là gì?

Quản lý nhân sự tiếng Anh gọi là Human Resource Management, viết tắt là HRM,có thể hiểu ngắn gọn là sự khai thác và sử dụng nguồn nhân lực của một tổ chức hay một công ty một cách hợp lý và hiệu quả.

Nhiệm vụ của HRM là tổ chức, quản lý nguồn nhân lực và đội ngũ nhân viên tại các doanh nghiệp, tổ chức nhằm đảm bảo cả về chất lượng và số lượng.

Bộ phận nhân sự là cầu nối thu hút và giữ chân những nhân viên có đủ tiêu chuẩn nhất và sắp xếp những công việc thích hợp nhất với họ để họ có thể phát huy hết tiềm năng tại tổ chức.

1.1. Quản lý nhân sự học ngành gì?

Một số ngành học liên quan đến ngành nhân sự theo đúng chuyên ngành có thể kể đến: Ngành quản trị nhân lực, Ngành quản lý nhân sự, Quản lý nguồn nhân lực, Quản trị hành chính nhân sự.

Ngoài ra, để ứng tuyển vị trí nhân viên quản lý nhân sự các bạn học những ngành khác như Quản trị kinh doanh, Luật, Kế toán, Hành chính, Văn thư, Nội vụ… cũng được chấp nhận.

Rất nhiều những ngành và công việc khác được doanh nghiệp tuyển dụng như tuyển nhân viên văn phòng, nhân viên hành chính nhân sự tuyển chuyên viên hành chính nhân sự… sẽ giúp bạn đáp ứng được vấn đề lựa chọn công việc phù hợp.

1.2. Ngành quản lý nhân sự học trường nào?

Có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành nhân sự ở cả trong và ngoài nước. Bạn có thể thỏa sức xem xét và lựa chọn ngôi trường phù hợp nhất với năng lực và điều kiện của bản thân.

Tại Việt Nam, sinh viên muốn theo học ngành quản lý nhân sự có thể tham khảo một số trường đại học như ĐH Kinh Tế Quốc Dân, ĐH Thương Mại, ĐH Kinh tế TPHCM, ĐH Mở TPHCM, ĐH Lao động Xã Hội…

1.3. Học quản lý nhân sự ra làm gì?

Quản trị nhân lực đang là ngành phát triển mạnh ở nước ta nên cơ hội làm việc đối với các sinh viên tốt nghiệp ngành này vô cùng rộng mở.

Với các kiến thức và kỹ năng được đào tạo bài bản, sinh viên tốt nghiệp ngành quản trị nhân lực có thể chọn cho mình những vị trí công việc hấp dẫn tại doanh nghiệp như:

  • Nhân viên hành chính văn phòng, hành chính nhân sự, tổ chức hành chính;
  • Chuyên viên tuyển dụng, đào tạo, tổ chức lao động tiền lương;
  • Chuyên viên tổ chức sự kiện, truyền thông – xử lý quan hệ nội bộ;
  • Giảng viên nội bộ, nhân viên quản lý đào tạo nhân sự;
  • Công tác chính sách xã hội, chính sách cán bộ, chính sách đãi ngộ;
  • Chuyên viên bảo hiểm, chính sách;
  • Tư vấn nhân sự, tư vấn khóa học đào tạo

Ngoài ra có thể làm cho các công ty chuyên về tuyển dụng; Tư vấn nhân sự; Quản lý đào tạo cho các công ty đào tạo; Sale tư vấn về các khóa học nhân sự; Chuyên viên quản lý nội dung các site tuyển dụng.

1.4. Mức lương của nhân viên quản lý nhân sự

Tùy thuộc vào từng vị trí khác nhau mức lương ngành quản trị nhân lực sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung quản trị nhân lực là khối ngành có mức lương thuộc top 10 ngành nghề có mức lương cao. Mức lương khởi điểm ngành nhân sự là 7-8 triệu/tháng.

Ngoài ra một số vai trò khác của phòng hành chính nhân sự mức lương cũng có sự phân khúc rõ rệt. Trong đó:

  • Trợ lý hành chính nhân sự với công việc hành chính, tuyển dụng, quản lý nhân sự lương từ 7-8 triệu/tháng;
  • Trưởng nhóm hành chính nhân sự với công việc chủ yếu là lãnh đạo, đánh giá nhóm nhỏ nhân viên. Mức lương trung bình cho vị trí này là từ 8-12 triệu/tháng.

Mức lương được tính căn cứ vào năng lực và kinh nghiệm của HR

  • Quản lý hành chính nhân sự với vai trò là người quản lý cấp trung, bên dưới là trưởng bộ phận và trưởng phòng nhân sự. Công việc chính của họ là chỉ đạo, tư vấn cho nhân viên, tham gia xây dựng, thực hiện chính sách tuyển dụng nhân sự nội bộ. Mức lương trung bình của họ là từ 10-15 triệu/tháng;
  • Trưởng phòng Hành chính Nhân sự có mức lương trung bình từ 17-25 triệu/tháng, cao nhất có thể khoảng 70 triệu/tháng. Họ chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ bộ phận nhân sự, chịu trách nhiệm trước các quyết định tuyển dụng, thực hiện chính sách tuyển dụng cho doanh nghiệp;
  • Giám đốc Hành chính nhân sự có lương dao động từ 30-40 triệu/tháng, thậm chí có thể lên tới 100 triệu nếu làm việc ở những công ty có quy mô lớn với hàng nghìn nhân viên.

>>> Xem thêm: Deal Lương Là Gì? Deal Lương Như Thế Nào Cho Hiệu Quả

2. Tầm quan trọng của quản lý nhân sự trong doanh nghiệp

Trong xã hội công nghệ 4.0 hiện nay, nhân sự được tiếp cận với nhiều thông tin, nhiều xu hướng văn hóa và xu hướng việc làm mới. Họ có nhiều lựa chọn hơn, họ có nhiều ý kiến và khó quản trị hơn. Bởi vậy hoạt động quản lý nhân sự càng trở nên khó khăn và cần thiết hơn bao giờ hết.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUẢN LÝ NHÂN SỰ

Có vô số lý do để chỉ ra tầm quan trọng của quản lý nhân sự trong một tổ chức. Dưới đây có thể đề cập đến một vài tầm quan trọng của quản lý nhân sự:

  • Quản lý nhân sự giúp bạn đạt được mục tiêu của mình: phát triển thái độ tích cực giữa các nhân viên, giúp giảm lãng phí và tận dụng việc tối đa hoá thu nhập ròng từ các nguồn lực;
  • Thiết kế chương trình Tuyển dụng và Đào tạo: sàng lọc đúng nhân viên trong quá trình tuyển dụng, đề xuất các sáng kiến và tiêu chuẩn thiết kế phù hợp nhất cho mỗi công việc cụ thể;
  • Lựa chọn đúng nhân viên: tuyển chọn và cung cấp các ứng viên phù hợp nhất cho các bộ phận dựa vào kiến thức chuyên môn, tác động trực tiếp đến sự hài lòng công việc của nhân viên khi họ được làm việc trong cấp bậc thích hợp, góp phần làm giảm tỷ lệ nghỉ việc;
  • Giảm thiểu chi phí tuyển dụng nhân viên: thiết kế và lựa chọn một quy trình tuyển dụng có cấu trúc hợp lý giúp giảm thiểu các chi phí quan trọng liên quan đến tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới;
  • Xây dựng và thực hiện kế hoạch kế thừa: Nhân viên có tiềm năng hứa hẹn và khả năng làm việc tốt có thể được công ty cam kết cho vai trò lãnh đạo. Đó cũng là một chức năng quan trọng được điều hành bởi nhân sự;
  • Phát triển chuyên môn: giúp cung cấp những chương trình đào tạo phù hợp cho nhân viên nhằm giúp nhân viên phát triển chuyên môn một cách chuyên nghiệp;
  • Đánh giá năng lực: thúc đẩy hiệu quả làm việc của nhân viên, hướng nhân viên hành động theo năng lực của họ và cũng cung cấp các dự tính để đạt được tiến bộ;
  • Duy trì môi trường làm việc tốt: tăng hiệu suất làm việc, dễ dạng tạo ra sự hài lòng trong công việc hơn;
  • Nâng cao khả năng làm việc theo nhóm: giúp và rèn luyện các cá nhân làm việc trong theo nhóm, tăng hiệu quả làm việc theo nhóm và nhân viên cũng học được cách điều chỉnh và phối hợp với nhóm của họ;
  • Giải quyết tranh chấp: lắng nghe những lời than phiền của nhân viên, đóng vai trò như một nhà tư vấn, hoặc cầu nối để giải quyết vấn đề ngay lập tức bằng giải pháp thích hợp;
  • Chuẩn bị nhân tài tương lai: giúp doanh nghiệp chuẩn bị nhân lực cho tương lai bằng cách lựa chọn và đào tạo nhân tài;
  • Nâng cao quan hệ công chúng nội bộ: tổ chức các cuộc hội thảo, các cuộc họp giữa nhân viên các phòng ban để mối quan hệ nội bộ phát triển, không chỉ dành cho nhân viên cấp cao, mà còn dành cho toàn bộ nhân viên công ty;
  • Xử lý hệ thống tính lương: giúp duy trì hệ thống tính lương hoặc xử lý các đợt tuyển dụng nhân viên mỗi năm, phụ trách và thực hiện đầy đủ những thông tin liên quan đến lương bổng của nhân viên;
  • Cập nhật mức lương mới nhất: xác định phạm vi mức lương cho tổ chức nhờ vào những cập nhật và kiến thức mới nhất;
  • Duy trì chi phí quản lý: giúp cắt giảm chi phí quản lý bằng các phương pháp khác nhau nhưng vẫn đảm bảo lợi ích tốt nhất cho nhân viên, ví dụ như bảo hiểm chăm sóc sức khỏe;
  • Đem lại nhiều lợi ích cho nhân viên: nghiên cứu và đưa ra các bản cập nhật và khuyến nghị mới nhất về các chương trình phúc lợi, giúp nhân viên sẽ ấn tượng và gắn bó với doanh nghiệp hơn;
  • Mang lại niềm vui cho nhân viên: lên kế hoạch cho các sự kiện, các hoạt động, lễ kỷ niệm, các chuyến đi xem ca nhạc, lễ hội và các cơ hội phát triển nhóm. Đồng thời cũng là một trong những bộ phận quản lý ngân sách và tổ chức các sự kiện này nhằm mang lại niềm vui và sự thư giãn cho nhân viên ngoài giờ làm việc;
  • Quản trị nhân sự khuyến khích sử dụng các nguồn lực: sử dụng thích hợp tất cả các nguồn lực con người chứ không phải con người có sẵn bằng cách phát triển mới hệ thống quản lý nhân sự để lập kế hoạch cho các mục tiêu và chính sách về con người;
  • Cơ cấu tổ chức: đảm bảo Các công việc được giao sẽ nằm trong quy định mà được gói gọn trong vị trí, nhiệm vụ, trách nhiệm cũng như các mối quan hệ khác trong hệ thống;
  • Con người cần được tôn trọng: đảm bảo rằng mỗi nhân viên được tôn trọng đồng thời cũng là phương tiện nhằm tránh xu hướng thống trị, do đó tránh được cuộc khủng hoảng với tổ chức;
  • Thiết lập mục tiêu quan trọng: giúp thu hẹp khoảng cách mục tiêu giữa người nhân viên cũng như mang lại sự hài hòa giữa các mục tiêu;
  • Tạo ra nhận thức cho nhân viên: tác động và phát triển nhận thức của nhân viên về môi trường làm việc và những chi tiết đánh giá. Bộ phận nhân sự cung cấp thông tin đầy đủ cho từng nhân viên về các chức năng và vai trò của họ trong bộ phận và tổ chức doanh nghiệp;
  • Khảo sát về mức độ hài lòng của nhân viên: xác định những điểm hài lòng của nhân viên, thực hiện khảo sát nhân viên, nhóm tập trung và lên chiến lược phỏng vấn những nhân viên thôi việc;
  • Bộ phận nhân sự tập trung vào quản lý năng lực: đánh giá năng lực và ghi nhận các thành tích của nhân viên theo cách của quản trị nhân sự.

3. Những chức năng của người quản lý nhân sự

Xét theo tầm quan trọng của công tác quản lý nhân sự phân tích ở trên, hệ thống doanh nghiệp nào mà không có bộ phận nhân sự sẽ dễ gặp phải những vấn đề nghiêm trọng về nguồn nhân lực.

CHỨC NĂNG NGƯỜI QUẢN LÝ NHÂN SỰ

Tiếp theo, Gia Đình HR chia sẻ với các bạn 07 chức năng được coi là nền tảng cho các chính sách HRM hiệu quả, cụ thể:

  • Tuyển dụng ứng viên phù hợp: Tuyển dụng ứng viên và lựa chọn những người tốt nhất đến và làm việc cho công ty là trách nhiệm vô cùng quan trọng của bộ phận nhân sự;
  • Quản lý hiệu suất công việc: giúp nhân viên hoàn thành công việc tốt; nhân viên được phát huy hết khả năng của mình, nâng cao hiệu quả, tính bền vững và tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp;
  • Đào tạo và phát triển: giúp nhân viên nâng cao kỹ năng và nâng cao trình độ, các chính sách đào tạo tốt sẽ rất hữu ích trong việc thúc đẩy tổ chức hướng tới các mục tiêu dài hạn;
  • Lập kế hoạch dự phòng nguồn nhân lực: chuẩn bị cho trường hợp nhân viên chủ chốt rời công ty thì sẽ có ngay nhóm các ứng viên có đủ năng lực và sẵn sàng để lấp đầy kịp thời;
  • Lương thưởng và phúc lợi: Chế độ đãi ngộ (lương, thưởng, phúc lợi, khen thưởng,…) công bằng là chìa khóa quan trọng trong việc tạo động lực và giữ chân nhân viên hoặc thu hút nhân tài;
  • Hệ thống thông tin nguồn nhân lực: quản lý hiệu suất được sử dụng để theo dõi các mục tiêu riêng lẻ và đưa ra xếp hạng hiệu suất;
  • Phân tích và đánh giá dữ liệu: thông qua việc tập hợp các chỉ số nhân sự hoặc KPI nhân sự được gọi là báo cáo nhân sự. Bằng cách chủ động đo lường và xem xét dữ liệu, bộ phận nhân sự sẽ có những quyết định khách quan hơn và hỗ trợ của ban lãnh đạo tốt hơn.

4. Quy trình quản lý nhân sự hiệu quả

Quản trị nhân sự (HR management) không chỉ dừng lại ở công tác tuyển dụng nhân tài mới, nhưng còn bao hàm trong đó nhiều hoạt động khác nữa.

Mỗi loại hình doanh nghiệp cụ thể sẽ xây dựng quy trình này theo phương pháp riêng biệt.

QUY-TRINH-QUAN-LY-NHAN-SU-HIEU-QUA

Nhìn chung, các bước chính trong quy trình quản lý nhân sự của doanh nghiệp có thể kể đến như:

  • Hoạch định nguồn nhân lực (Tuyển dụng, Lựa chọn, Thuê, Đào hiệu, Định hướng, Đánh giá, Thăng chức và Sa thải);
  • Quản lý tiền lương và phúc lợi của nhân viên (C&B);
  • Quản lý Hiệu suất (Performance Management);
  • Quan hệ nhân viên (Employee Relations),…

Dưới đây là 05 bước cơ bản của quy trình quản lý nhân sự hiệu quả trong doanh nghiệp.

Bước 1: Thiết lập hệ thống quản lý nhân sự

Một hệ thống quản lý nhân sự cần đầy đủ thông tin về người lao động, khi cần xuất thông tin của bất cứ nhân sự nào thì có thể có ngay trong thời gian ngắn nhất.

Khâu lưu trữ những thông tin giúp người quản lý có thể nắm được tình trạng nhân viên của mình bất cứ lúc nào, đảm bảo đảm bảo quyền lợi mà mỗi nhân viên trong doanh nghiệp xứng đáng được nhận trong quá trình làm việc.

Bước 2: Xây dựng quy trình tuyển dụng và quản lý nhân sự chuyên nghiệp

Để quản lý nhân sự hiệu quả, cần phải xây dựng một quy trình tuyển dụng nhân sự chuyên nghiệp. Việc xây dựng này phụ thuộc vào mô hình của mỗi doanh nghiệp. Các chiến lược cần quan tâm ở đây:

  • Quy trình tuyển dụng phỏng vấn nhân sự
  • Kế hoạch đào tạo và quy trình điều chuyển nhân sự giữa các phòng ban
  • Các chế độ đãi ngộ, lương thưởng
  • Những nội quy, quy định và văn hóa được áp dụng tại doanh nghiệp

Bước 3: Bản mô tả công việc rõ ràng và phân công phù hợp cho từng nhân sự

Căn cứ trên quy trình làm việc cụ thể, nhân viên sẽ định hướng nhiệm vụ được giao nhanh và chính xác hơn. Nhân viên làm việc theo nhóm hoặc theo phòng ban sẽ không bị chồng chéo công việc để đảm bảo thực hiện đủ các công việc cần làm.

Từ đó, giúp nhân viên thực hiện công việc của mình hiệu quả hơn, việc mô tả rõ ràng này còn giúp người quản lý theo dõi tiến độ, đánh giá kết quả của nhân viên một cách dễ dàng và chính xác

Bộ phận quản lý nhân sự cần định hướng công việc một cách rõ ràng, phân công công việc phù hợp với mỗi cá nhân, cần biết được năng lực của từng nhân viên để phân công vào vị trí phù hợp, giúp họ phát huy tối đa tiềm năng.

Bước 4: Đặt ra mục tiêu làm việc và có tiêu chuẩn đánh giá thành tích

Mục tiêu là động lực thúc đẩy của mọi tổ chức, giúp thành viên tham gia tổ chức ấy có quyết tâm trong công việc để tạo ra hiệu quả hơn. Doanh nghiệp càng có mục tiêu rõ ràng, khả năng thành công sẽ càng cao và lợi ích nhận được sẽ càng lớn.

Để đánh giá công việc theo từng giai đoạn thời gian, mỗi phòng ban nên lập ra bảng vừa để người quản lý trực tiếp biết được hiệu quả công việc của nhân viên đến đâu, vừa để đánh giá mức độ công việc hoàn thành ra sao.

Bước 5: Đánh giá hiệu quả thực hiện công việc

Mỗi bộ phận, phòng ban nên lập ra bảng đánh giá kết quả công việc của nhân viên theo từng giai đoạn thời gian cụ thể (tuần, tháng, quý,…).

Nếu nhân viên có thành tích tốt, sau khi được đánh giá công việc, người quản trị cần có một lời khen ngợi hoặc động viên trong trường hợp ngược lại.

5. Mô tả công việc quản lý nhân sự

Quản lý nhân sự là người tìm kiếm và khai thác nguồn nhân lực, giúp doanh nghiệp phát triển hiệu quả.

MO-TA-CONG-VIEC-QUAN-LY-NHAN-SU

Các công việc của một quản lý nhân sự cụ thể như sau:

Quản lý hồ sơ

Bộ phận nhân sự là chủ chốt nắm giữ toàn bộ thông tin, lưu trữ và quản lý hồ sơ nhân viên, bao gồm nhân viên đang làm việc và nhân viên đã nghỉ việc.

Ngoài ra, các hồ sơ của ứng viên ứng tuyển cũng được bộ phận nhân sự lưu trữ làm tài liệu dự tuyển cần thiết.

Chấm công lên kế hoạch phát lương, thưởng

Hằng tháng, nhân sự cần tổng hợp giờ công, ngày công của nhân viên để có căn cứ tính lương, thưởng.

Họ có thể tổng hợp từ sổ sách hoặc máy chấm công, cụ thể về các ngày nghỉ phép, ngày nghỉ không lương, thời gian đi muộn, thời gian tăng ca.

Từ đó, nhân sự xây dựng kế hoạch tăng lương hằng năm sao cho phù hợp, chính sách thưởng xác đáng cho những nhân viên có thâm niên hoặc đạt hiệu quả tốt trong công việc.

Một khi có đầy đủ bảng báo cáo lương thưởng, sẽ chuyển cho bộ phận kế toán chi lương đúng ngày.

Đánh giá năng lực và thái độ làm việc của nhân viên

Nhân sự đánh giá năng lực và thái độ làm việc dựa vào báo cáo từ cấp quản lý trực tiếp của nhân viên đó. Nếu có sự khiếu nại, nhân sự phải bảo đảm giải quyết ổn thỏa.

Song song, những nhân viên vi phạm quy định hoặc không đạt yêu cầu về năng lực, nhân sự sẽ tiến hành xử phạt hoặc đào thải nhân viên đó ra khỏi công ty.

Tuyển dụng nhân sự

Bộ phận nhân sự nhận đề xuất tuyển dụng từ trưởng phòng ban khác, sau đó lập kế hoạch số lượng, chất lượng để tìm kiếm và khai thác ứng viên.

Tổng hợp xong các thông tin, mục tiêu, nhiệm vụ mỗi vị trí, soạn thành một bảng mô tả công việc phù hợp, bộ phận nhân sự sẽ đăng tin tuyển dụng đó lên các nền tảng tuyển dụng uy tín.

Sau khi có được hồ sơ, nhân sự tiếp tục sàng lọc, chọn lọc ra những ứng viên tiềm năng để tham gia phỏng vấn.

Cuối cùng, nếu phỏng vấn thành công, nhân sự sẽ gửi mail xác nhận và tiến hành hướng dẫn các quy định về công ty, ký hợp đồng và báo nhân viên bắt đầu thời gian thử việc.

>>> Xem thêm: Quy Trình Tuyển Dụng Nhân Sự từ A -Z

6. Những kiến thức và kỹ năng quản lý nhân sự cần có

Nếu bạn đang mong muốn phát triển nghề nghiệp này trong tương lại thì hãy trang bị ngay cho mình những kiến thức và kỹ năng quan trọng dưới đây.

Về kiến thức: thực hiện việc quản lý các hồ sơ của tất cả các bộ phận nhân sự trong công ty theo quy định về lưu trữ hồ sơ nhân sự; thực hiện việc chấm công, tính lương cho nhân viên; đánh giá năng lực, ý thức trách nhiệm trong công việc và xử lý kỷ luật, khiếu nại; tổ chức các buổi tuyển dụng nhân sự và đào tạo nguồn nhân sự mới đáp ứng nhu cầu nhân lực trong các hoạt động sản xuất của bộ máy công ty, doanh nghiệp.

Ngoài kiến thức chuyên môn, bạn cũng cần có sự hiểu biết rộng về các kiến thức kinh tế, xã hội, chính trị,… Ngoài ra, bạn cũng nên có sự am hiểu nhất định về các kiến thức về luật pháp liên quan đến bảo hiểm lao động, chi trả tiền lương, thuế,… Bởi trong quá trình đào tạo nhân viên, bạn có thể tư vấn, giải đáp cho họ khi họ có vướng mắc.

Về kỹ năng: Kiến thức chuyên môn được xem là điều kiện cần của một nhà quản trị nhân sự thì các kỹ năng mềm là điều kiện có để có thể phát triển tốt hơn nghiệp vụ.

Có thể kể đến: Kiến thức tâm lý, đọc vị người đối diện; Kỹ năng giao tiếp, lắng nghe; Kỹ năng thuyết phục, đàm phán; Kỹ năng phối hợp làm việc; Kỹ năng hòa giải, xử lý vấn đề và hoà giải; Khả năng ra quyết định, thích nghi; Khả năng chịu áp lực cao; Kỹ năng ngoại ngữ và tin học…

>> Xem thêm:

Khóa học quản lý nhân sự ngắn hạn ở đâu tốt? (Review khóa học tại Lê Ánh HR)

Để có thể cải thiện nghiệp vụ, có thể dễ dàng tiếp cận công việc thực tế, có thể tăng khả năng xin việc cho các đối tượng trái ngành thì việc tham gia các khoá học quản lý nhân sự ngắn hạn là giải pháp hiệu quả nhất và là con đường nhanh nhất để lĩnh hội được kiến thức thực tế và trau dồi kỹ năng nghiệp vụ.

Thực tế hiện nay có rất nhiều đơn vị hoạt động tổ chức các khoá học về quản lý nhân sự để đáp ứng nhu cầu học trên tị trường. Tuy nhiên, trong muôn vàn trung tâm đào tạo thì không phải trung tâm nào cũng cung cấp các khoá học hiệu quả.

Trong một cuộc khảo sát gần 10.000 học viên từng tham gia khoá học hành chính nhân sự, quản lý nhân sự ở các trung tâm khác nhau trong 06 tháng đầu năm 2023, kết quả phân tích ghi nhận được trung tâm đào tạo thực hành Lê Ánh_ Lê Ánh HR là đơn vị đào tạo khoá học quản lý nhân sự hàng đầu Việt Nam với 99,1% bình chọn yêu thích và đánh giá tích cực.

Khoa-hoc-quan-ly-nhan-su-Le-Anh-HR

Một số yếu tố tạo nên sự tin tưởng và hiệu quả trong đào tạo nghiệp vụ quản lý nhân sự tại Lê Ánh HR mà những học viên tham gia và trải nghiệm qua khoá học chia sẻ:

  • Trung tâm Lê Ánh HR là một trong số ít các đơn vị được cấp phép đào tạo, đảm bảo môi trường học đúng tiêu chuẩn và bằng cấp có giá trị pháp lý;
  • Đội ngũ giảng viên có kỹ năng sư phạm, có thâm niên trong nghề và kinh nghiệm nhân sự phong phú, bên cạnh đó họ cũng rất nhiệt tình trong việc chia sẻ kiến thức chuyên môn và kỹ năng làm nghề cũng như hỗ trợ nghiệp vụ giải đáp thắc mắc cho học viên trong và sau khoá học;
  • Chương trình đào tạo được xây dựng và biên soạn cuyên nghiệp từ các chuyên gia đầu ngành nhân sự kết hợp với phương pháp đào tạo thực hành thực tế, chi tiết xem tại: https://leanhhr.com/;
  • Học viên được bảo vệ quyền lợi cao nhất, áp dụng các chính sách tốt nhất và Lê Ánh HR là đơn vị duy nhất thực hiện tốt các cam kết với học viên.

>>> Xem thêm: [Review] KHÓA HỌC HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ Được Đánh Giá Tốt Nhất

7. Các phần mềm quản lý nhân sự tốt nhất

Trong thời kỳ công nghệ phát triển, nhiều doanh nghiệp đã và đang sử dụng phần mềm quản lý nhân sự (phần mềm HR) để thay thế cho các phương thức quản lý nhân sự truyền thống.

Phần mềm nhân sự giúp tối ưu hóa và đơn giản hóa quá trình quản lý nhân viên bằng các giải pháp đổi mới không ngừng.

Phan-mem-quan-ly-nhan-su-tot-nhat

Bằng cách sử dụng giải pháp phần mềm nhân sự phù hợp, doanh nghiệp có thể quản lý công việc của nhân viên cách hiệu quả, tạo ra sự công bằng, góp phần tăng năng suất công việc và có thể giữ chân những nhân viên có năng lực thật sự.

  • Phần mềm Zoho People
  • Phần mềm Quản lý Nhân sự digiiHR
  • Phần mềm quản trị nhân sự Grove HR
  • Phần mềm quản trị nhân sự Paychex Flex
  • Phần mềm Quản lý Nhân sự – tiền lương ADP Workforce Now
  • Phần mềm Quản lý nhân sự SV-HRIS
  • Phần mềm BambooHR
  • Phần mềm Nhân sự tiền lương Paycor
  • Phần mềm nhân sự Rippling
  • Phần mềm Orange HR
  • Phần mềm Workday
  • Phần mềm Zenefits

>>> Xem thêm: Top 6 phần mềm quản lý nhân sự mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp

Trên đây, Gia Đình HR đã chia sẻ đầy đủ nhưng thông tin về ngành quản lý nhân sự, hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và có sự lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn.

GiadinhHR
Tác giả GiadinhHR sudo
Bài viết trước Phúc Lợi Xã Hội Là Gì? Phúc Lợi Xã Hội Gồm Những Gì?

Phúc Lợi Xã Hội Là Gì? Phúc Lợi Xã Hội Gồm Những Gì?

Bài viết tiếp theo

Cách Tính Thuế Thu Nhập Cá Nhân: Công Thức Và Ví Dụ Cụ Thể

Cách Tính Thuế Thu Nhập Cá Nhân: Công Thức Và Ví Dụ Cụ Thể
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo