Tại sao sinh viên mới ra trường lại dễ thất nghiệp

GiadinhHR Tác giả GiadinhHR 19/07/2024 12 phút đọc

Hiện nay, việc trở thành sinh viên không còn quá khó đối với người học như thời những năm 80 – 90 ở thế kỷ trước. Theo thống kê mỗi gia đình có từ 2 – 3 con thì có tối thiểu ít nhất một người theo học đến tối thiểu trình độ đào tạo nghề. Cũng chính vì như vậy, mỗi năm sinh viên tốt nghiệp với số lượng lớn, “ồ ạt” với đầy đủ các chuyên ngành đào tạo các doanh nghiệp với nhu cầu tuyển dụng không đủ để đáp ứng hết như cầu việc làm của sinh viên.

Hơn thế nữa, Sự xâm nhập của kỷ nguyên 4.0 lại làm cho thị trường lao động có nhiều biết động. Không chỉ đào thải lực lượng lao động chân tay mà sự đồi hỏi về chất lượng của khối lao động trí óc cũng được đưa lên hàng đầu.

>>>>> REVIEW Khóa Học Quản Trị Nhân Sự Ngắn Hạn Tốt Nhất

Nguyên nhân nào dẫn đến sinh viên dễ thất nghiệp?

Vì sao sinh viên mới ra trường dễ thất nghiệp luôn là câu hỏi lớn đối với những nhà nghiên cứu về thị trường lao động. Tuy nhiên sự thất nghiệp “ồ ạt” của sinh viên cũng chỉ mới xuất hiện trong thời gian gần đây và càng tăng lên trong kỷ nguyên 4.0 do vậy nguyên nhân cơ bản có thể đúc kết lại như sau: cfs/cy là gì

1. Sinh viên thiếu kinh nghiệm làm việc

Cũng không thể trách các doanh nghiệp yêu cầu người lao động cần có kinh nghiệm làm việc là không đúng đối với sinh viên. Thực tế kinh nghiệm làm việc ở đây doanh nghiệp cần là khả năng làm nghề của nhân lực. Tức là theo đánh giá của các doanh nghiệp tuyển lao động là sinh viên mới ra trường có những người họ như một “tờ giấy trắng” doanh nghiệp phải đào tạo lại họ hoàn toàn để làm việc, và điều đó gây mất thời gian và chi phí đào tạo cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp tuyển dụng cần một nhân viên có thể làm việc được ngay không cần tuyển về những người có bằng cấp nhưng phải đào tạo lại. học kế toán tổng hợp ở đâu

Như vậy, phải chăng lý thuyết trên giảng đường đại học chỉ là lý mang tính hàn lâm, lý thuyết suông không thực tế. Học viên không có cơ hội trải nghiệm thực hành dẫn đến việc sinh viên chỉ biết những kiến thức trên sách vở, còn thực tế áp dụng làm việc như thế nào thì sinh viên mới ra trường hoàn toàn không được đào tạo.

2. Nhiều sinh viên chưa xác định đúng vị trí, năng lực của bản thân

Thông thường, sinh viên ra trường với một tâm lý rất thoải mái và tự tin chuẩn bị bước sang một trang mới cho công việc mới và được sử dụng những kiến thức mà mình đã được học. Tuy nhiên, nhiều bạn khi xin việc lại cho rằng mức lương doanh nghiệp trả là không phù hợp với năng lực mà họ đang có, đặc biệt là những bạn tốt nghiệp loại khá trở lên và từ chối thẳng những doanh nghiệp trả mức lương thử việc thấp. Đừng đứng núi này trông núi nọ kể cả đang là sinh viên, ngay cả người đi làm nếu có đức tính này khó có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp vì thiếu sự đam mê và nhiệt huyết. tự học kế toán online miễn phí

Sinh viên mới ra trường nhiều bạn không nhìn nhận được rằng mình là những chiến binh hoàn toàn mới, chưa có bất cứ số năm nào về kinh nghiệm làm việc. Doanh nghiệp nhận nhưng cần đào tạo lại và mất nhiều chi phí. Việc cần làm là bạn được nhận vào doanh nghiệp và với những kiến thức và tài năng bạn thật sự có thì mức lương của bạn trong tương lai sẽ có sự thay đổi. Tuy nhiên, đối với một người hoàn toàn mới với thị trường lao động thì phải biết chấp  nhận. Ngay cả những người có nhiều năm kinh nghiệm nhảy việc, họ vẫn sẵn sàng nhận mức lương thấp để cống hiến và chứng tỏ mình và nhận được mức lương xứng đáng trong tương lai

3. Suy nghĩ “phải làm công ty, tập đoàn lớn” không làm những doanh nghiệp nhỏ lẻ

Lý do này cũng xuất phát điểm từ việc sinh viên xác định sai định hướng. Thực ra nhiều bạn sinh viên nghĩ khi làm việc ở doanh nghiệp lớn sẽ có tiếng với gia đình, bạn bè, người thân. Sẽ có cơ hội nhận lương cao và các mức đãi ngộ tốt. Tuy nhiên, thực tế bất cứ loại hình doanh nghiệp nào cũng có những cái lợi và cái hại. Môi trường doanh nghiệp lớn nhiều người mong muốn làm việc khả năng cạnh trang cao, đòi hỏi năng lực nhiều và làm việc dưới nhiều áp lực. hàm vlookup là gì

Môi trường doanh nghiệp nhỏ mặc dù tính cạnh tranh không cao nhưng dễ tăng lương do không có nhiều áp lực. Làm việc trong môi trường hòa đồng thoải mái hơn và có nhiều cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp.

4. Không chịu được áp lực “mong manh, dễ vỡ” hay nói cách khác là thiếu kỹ năng mềm

Không chịu được áp lực

Môi trường Đại học sẽ không hề giống với môi trường làm việc, sự áp lực từu công việc. Sếp la mắng khi không hoàn thành công việc. Đồng nghiệp cạnh tranh, ganh gét khiến bản thân không che giáu được cảm xúc và lòng tự trọng dâng cao. Thái độ không hài lòng và bất mãn được trưng hết trên khuôn mặt và tỏ thái độ không hài lòng. Điều này là điều nhận thấy nhiều nhất ở các bạn sinh viên khi mới bắt đầu làm việc. Nên nếu cảm thấy bản thân là người khó cảm chế cảm xúc, tốt nhất sau khi rời ghế nhà trường hãy dành một khoảng thời gian ngắn tham gia các khóa đào tạo kỹ năng mềm với chi phí không hề cao. Điều này giúp sinh viên có cơ hội nghề nghiệp tốt hơn và chắc chắn sẽ nhận được đánh giá cao từ nhà tuyển dụng trong phỏng vấn điều kiện fca

Như vậy, dù xuất phát từ nguyên nhân nào thì sinh viên mới ra trường vì là lứa tuổi còn trẻ do vậy cần được dìu dắt, hướng dẫn để có thể có những định hướng nghề nghiệp đúng đắn. Đặc biệt, đối với thời đại hiện nay sinh viên không còn khó để theo học do vậy cần lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn để sau khi ra trường không phải khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm. Đừng vì mong muốn trở thành sinh viên mà lựa chọn học tràn lan và không có định hướng dễ dàng. Như vậy, chỉ lãng phí thời gian và mất nhiều tiền của nhưng không thu lại được kết quả như mong muốn.

Xem thêm:

GiadinhHR
Tác giả GiadinhHR sudo
Bài viết trước Quản trị nhân sự nghề “hot” trong kỷ nguyên 4.0

Quản trị nhân sự nghề “hot” trong kỷ nguyên 4.0

Bài viết tiếp theo

Cách Tính Thuế Thu Nhập Cá Nhân: Công Thức Và Ví Dụ Cụ Thể

Cách Tính Thuế Thu Nhập Cá Nhân: Công Thức Và Ví Dụ Cụ Thể
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo