Các Phương Pháp Đánh Giá Thực Hiện Công Việc Hiệu Quả

GiadinhHR Tác giả GiadinhHR 18/07/2024 18 phút đọc

Đánh giá thực hiện công việc là cách thức giúp doanh nghiệp đánh giá được năng lực thực tế của người lao động, từ đó đưa ra nhưng điều chỉnh chiến lược phù hợp.

Vậy hiện nay có những phương pháp đánh giá thực hiện công việc nào hiệu quả nhất hãy cùng Gia đình Hr tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

 Review Khóa Học Quản Trị Nhân Sự Ngắn Hạn tốt nhất?

I ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC LÀ GÌ?

Đánh giá thực hiện công việc là một trong những nội dung quan trọng của hoạt động quản lý nguồn nhân lực. Nó là cơ sở cho các hoạt động quản lý nguồn nhân lực khác như tuyển mộ, tuyển chọn, đào tạo và phát triển, thù lao… Công tác quản lý nguồn nhân lực thành công hay không là do phần lớn tổ chức biết đánh giá đúng hiệu quả làm việc của nhân viên. Có rất nhiều cách gọi khác nhau.

Cũng có thể hiểu Đánh giá thực hiện công việc là sự đánh giá có hệ thống và chính thức tình hình thực hiện công việc của người (nhóm người) lao động trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn đã được xây dựng và thỏa thuận về sự đánh giá đó với người lao động. Đây thực chất là việc so sánh tình hình thực hiện công việc của chính người (nhóm người) lao động so với yêu cầu đề ra của tổ chức

Như vậy, có thể thấy, mặc dù đưa ra các định nghĩa khác nhau nhưng về bản chất, đánh giá thực hiện công việc chính là việc sử dụng các tiêu chuẩn đánh giá để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của người lao động trong tổ chức. Đánh giá thực hiện công việc là cơ sở để tổ chức hoạch định nguồn nhân lực giúp tổ chức dự báo mức độ hoàn thành mục tiêu của người lao động trong những kì sắp

II MỤC ĐÍCH CỦA ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

Đánh giá thực hiện công việc là một hoạt động quan trọng trong công tác quản trị nhân sự. Việc đánh giá giúp khẳng định năng lực, khả năng của nhân viên. Đây là cơ sở giúp doanh nghiệp tuyển mộ, tuyển chọn, phát triển nguồn nhân lực hiện tại, đồng thời giúp doanh nghiệp xây dựng các chế độ thù lao hợp lý, đưa ra quyết định quản lý về nhân sự một cách công bằng chính xác.Đánh giá thực hiện công việc nhằm các mục đích chính sau:

  • Đánh giá thực hiện công việc trong quá khứ nhằm nâng cao hiệu quả công việc trong tương lai, xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nhân viên,
  • Đánh giá năng lực tiềm tàng và khả năng thăng tiến trong tương lai của nhân viên, làm cơ sở xác định mức lương, tạo động lực cho người lao động thông qua việc công nhận đúng mức thành tích của họ, giúp họ gắn bó với doanh nghiệp.

Tóm lại doanh nghiệp có thể thực hiện các mục đích khác nhau khi đánh giá thực hiện công việc, nhưng đều hướng tới một mục đích chung là nâng cao hiệu quả làm việc cho nhân viên, nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp.

khai. 

III VAI TRÒ CỦA PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG VIỆC

đánh giá thực hiện công việc

Bất cứ một tổ chức nào cũng cần phải đánh giá thực hiện công việc, đó là một hoạt động quản trị nhân lực quan trọng và đóng góp một phần rất lớn cho công tác quản lý của nhà lãnh đạo. 

Tùy thuộc vào mục đích của đánh giá mà có thể đánh giá một cách chính thức hoặc không chính thức. Nhưng chung quy lại nó có các mục đích riêng

1  Đối với doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp nói chung và đối với các nhà quản lý, những người lãnh đạo, trưởng phòng, trưởng bộ phận, bộ phận chuyên trách về nguồn nhân lực công tác đánh giá thực hiện công việc có thể đưa ra được các quyết định nhân sự đúng đắn. 

Từ kết quả đánh giá thực hiện công việc của người lao động họ có thể đưa ra các vấn đề tiền lương, thưởng, quyết định tuyển dụng, bố trí nhân lực hay buộc thôi việc đối với người lao động. Ngoài ra, đánh giá thực hiện công việc còn đóng vai trò quan trọng trong việc đề bạt, thăng chức hay xuống cấp đối với người lao động. 

Thông tin phản hồi trong đánh giá giúp nhà quản lý có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về tâm tư, nguyện vọng của người lao động. Qua đó, nhà quản lý thấu hiểu được người lao động để từ đó đưa ra các quyết định nhân sự đúng đắn, phù hợp với mong muốn của người lao động.

2 Đối với người lao động

Vì mọi kết quả đánh giá sẽ được lưu vào hồ sơ nhân viên. Do vậy, việc người lao động được đánh giá đúng năng lực của mình sẽ ảnh hưởng tới những quyền lợi mà họ có thể được nhận trong tương lai như tiền thưởng, chế độ thăng tiến, đào tạo phát triển…

Một hệ thống đánh giá hiệu quả sẽ giúp người lao động thấy công sức của mình bỏ ra được ghi nhận, họ sẽ luôn có ý chí muốn phấn đấu trong công việc thay vì thái độ lười biếng và ỷ lại nếu như công tác đánh giá không được thực hiện đúng mục đích. Mọi thành viên trong tổ chức đều có thái độ làm việc tích cực sẽ giúp bầu không khí làm việc lành mạnh, thoải mái và có hiệu quả.

Như vậy, việc đánh giá đúng kết quả của người lao động rất có ý nghĩa đối với họ, đối với nhà quản lý và tổ chức. Người lao động hăng say hơn, bầu không khí làm việc lành mạnh, nhà quản lý đạt được mục tiêu hiệu quả công tác của mình, tổ chức ngày càng đi lên, đó chính là những ý nghĩa to lớn mà kết quả công tác đánh giá thực hiện công việc đem lại.

IV CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

Trên thực tế, hiện nay có rất nhiều phương pháp đánh giá được áp dụng tại nhiều tổ chức, các nhà quản lý có thể áp dụng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp sao cho phù hợp với đặc thù và mục tiêu của tổ chức mình. Trên quan điểm của tác giả, các phương pháp đánh giá thực hiện công việc đang được áp dụng phổ biến hiện nay và có thể áp dụng với tổ chức của mình

1 Phương pháp thang đo đánh giá đồ họa

Phương pháp thang đo đồ họa là phương pháp người đánh giá sẽ cho ý kiến đánh giá về thực hiện công việc của đối tượng đánh giá dựa trên ý kiến chủ quan của mình theo một thang đo từ thấp đến cao. Các tiêu thức đánh giá bao gồm các tiêu thức liên quan trực tiếp đến công việc và các tiêu thức không trực tiếp liênn quan đến công việc. Các thang đo để đánh giá có thể được thiết kế dưới dạng 1 thang đo liên tục hoặc một thang đo rời rạc.

2 Phương pháp phân phối bắt buộc

Phương pháp phân phối bắt buộc là phương pháp chia nhân viên theo các thứ hạng đánh giá theo những tỷ lệ % số nhân viên ở từng thứ hạng được quy định.

3 Phương pháp “Quản lý bằng mục tiêu”

Là phương pháp các thành viên trong bộ phận cùng tham gia vào việc đề ra mục tiêu thực hiện công việc trong tương lai cùng với người quản lý bộ phận, giúp họ đạt được những mục tiêu đó.

Phương pháp này nhấn mạnh vào các kết quả cần đạt được chứ không tập trung vào các hoạt động hành vi. Để thực hiện được phương pháp này, người lãnh đạo và nhân viên cần thống nhất với nhau về các mục tiêu cụ thể cần đạt được cho những yếu tố của công việc trong chu kỳ đánh giá đã xác định trước và xây dựng một kế hoạch hành động để thực hiện các mục tiêu đó.

4 Phương pháp đánh giá 360 độ

Là phương pháp đánh giá toàn diện người lao động với sự đánh giá từ nhiều đối tượng khác nhau như: bản thân người lao động đánh giá, đồng nghiệp đánh giá và quản lý cấp trên đánh giá.

Trên đây chia sẻ những kiến thức hữu ích về Các Phương Pháp Đánh Giá Thực Hiện Công Việc Hiệu Quả. Nếu các bạn muốn có thêm nhiều kiến thức hữu ích về nhân sự nói chung và cách xây dựng phương pháp đánh giá thực hiện công việc phù hợp với doanh nghiệp của mình nói riêng có thể tham gia thêm các Khóa học thực hành C&B để có cơ hội được tiếp xúc với những kiến thức, nghiệp vụ C&B thực tế và học cách xử lý các công việc của một chuyên viên C&B theo quy trình chuyên nghiệp

»»» Chủ đề tương tự:

 Lễ tân là gì? Mô tả công việc của nhân viên lê tân

 Mẫu CV chuẩn cho ngành nhân sự

 Cách viết đơn xin nghỉ việc

 Quan hệ lao động là gì? Nhân viên quan hệ lao động làm gì?

 Nên học tin học văn phòng ở đâu tốt nhất

Gia đình Hr chúc bạn thành công!

GiadinhHR
Tác giả GiadinhHR sudo
Bài viết trước Nên Học Tin Học Văn Phòng Ở Đâu Tốt?

Nên Học Tin Học Văn Phòng Ở Đâu Tốt?

Bài viết tiếp theo

Cách Đánh Giá Nhân Sự Sau Thử Việc: Quy Trình Và Tiêu Chí

Cách Đánh Giá Nhân Sự Sau Thử Việc: Quy Trình Và Tiêu Chí
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo