Cách Viết Đơn Xin Nghỉ Việc Chuyên Nghiệp – Ví Dụ Thực Tế

GiadinhHR Tác giả GiadinhHR 27/02/2024 16 phút đọc

Trong công việc có nhiều lý do khiến bạn phải nghỉ việc. Tuy nhiên cách viết đơn xin nghỉ việc chuyên nghiệp như thế nào thì không phải ai cũng biết. 

Vậy hãy cùng Gia đình Hr tìm hiểu về cách viết đơn xin nghỉ việc theo từng ví dụng cụ thể trong bài viết dưới đây nhé!

 Review Khóa Học Quản Trị Nhân Sự Ngắn Hạn tốt nhất?

Tại sao lại phải viết đơn xin nghỉ việc

Dù là trường hợp nào bạn cũng cần nêu rõ lý do xin nghỉ việc, thông thường sẽ có lý do xin nghỉ việc chính đáng và lý do xin nghỉ việc không chính đáng. 

Thông thường người lao động muốn nghỉ việc là do mong muốn thay đổi môi trường làm việc, hay định hướng phát triển không phù hợp với công ty hay do thay đổi địa chỉ, không thuận tiện đi làm tại công ty.

Đôi nghỉ người lao động nghỉ việc là do chế độ đãi ngộ không tương xứng với công sức bỏ ra. Không có cơ hội thăng tiến trong công việc hoặc mâu thuẫn với cấp trên không thể hòa giải.

Bên cạnh nhưng lý do nghỉ việc chính đáng còn có một số lao động nghỉ việc không chính đánh như gia đình không cho làm việ, bản thân không thể hòa nhập được với đồng nghiệp. Thậm chí vì những lý do buồn phiền cá nhân. Không thích lịch làm việc của công ty hay thấy công việc hiện tại nhàm chán cùng dễ khiến người ta muốn nghỉ việc.

Với những lý do không chính đáng chắc chắn trong đơn xin nghỉ việc là các bạn không nên sử dụng bởi đây không chỉ là một lời nói mà còn khiến nhà tuyển dụng đánh giá con người bạn.

Trong bất cứ những công việc gì chúng ta cũng nên thành thật và không được nói dối trong mọi trường hợp. Hãy thử nghĩ rằng nếu bạn nói dối thành công và che mắt được nhà tuyển dụng nhưng nếu khi họ biết sự thật chắc chắn họ sẽ thấy hối hận vì đã từng tin tưởng bạn.

Các việc nên làm trước khi nghỉ việc
Để dù nghỉ việc nhưng vẫn được tôn trọng và vãn thể hiện được sự lịch sử đối với doanh nghiệp, trước khi nghỉ việc bạn hãy làm những điều sau:

Thông báo nghỉ trước thời gian quy định

Đầu tiên bạn cần thông báo cho người quản lý hoặc giám đốc về việc bạn muốn xin nghỉ. Bạn cần phải báo trước 30 ngày đối với hợp đồng lao động có thời hạn và báo trước 45 ngày đối với hợp đồng lao động vô thời hạn hoặc theo như quy định của công ty mới đúng luật. Báo trước khi nghỉ việc sẽ thể hiện bạn là người có trách nhiệm và là một nhân viên chuyên nghiệp.

Bàn giao công việc và tài sản

Khi đơn xin nghỉ việc được duyệt, bước tiếp theo là bàn giao công việc. Trong thời gian chờ đến thời hạn nghỉ việc, công ty sẽ cử hoặc tuyển người phù hợp nhận bàn giao công việc và toàn bộ tài sản công ty bạn để lại. Bạn có trách nhiệm hướng dẫn công việc, quy trình và cách xử lý công việc cho người kế nhiệm.

Lưu ý cần có trong đơn nghỉ việc

Dù lý do nghỉ việc có chính đáng hay không, khi nghỉ việc chúng ta cũng nên có những lưu ý để lại những ấn tượng tốt đẹp với doanh nghiệp cũ, dù không còn làm việc nữa.

Hãy chia sẻ nhưng kinh nghiệm, những điều tốt đẹp mà bạn có được trong thời gian làm việc tại công ty thể hiện được bản thân đã trưởng thành hơn trong công việc như thế nào.

Gửi lời cảm ơn tới những người đã giúp đỡ bạn trong suốt thời gian qua. Trích dẫn những sự kiện để lại cho bạn ấn tượng.

Bày tỏ mong ước công ty có thể phát triển hơn trong tương lai. Giải thích lý do ra đi một cách trung thực và nhẹ nhàng. Để cử một ứng viên cho vị trí thay thế việc này tránh cho công ty phải mất thời gian và kinh phí tìm được ứng viên phù hợp. Nếu không phải là đồng nghiệp, bạn cũng có thể giới thiệu bạn bè và những mối quan hệ bên ngoài để giúp bạn có được người thay thế thích hợp.

Cách viết đơn xin nghỉ việc

Một tờ đơn xin nghỉ việc hợp lệ sẽ gồm có 3 phần, phần mở đầu, phần nội dung và phần kết thúc với cách thứuc trình bàlaf hoàn toàn khác nhau

Phần mở đầu

Đầu tiên Đơn xin nghỉ việc cần có Quốc hiệu và tiêu ngữ: 

  • Quốc hiệu ghi trên văn bản: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” được trình bày bằng chữ in hoa, kiểu chữ đứng, đậm.
  • Tiêu ngữ: “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” được viết bằng chữ in thường, kiểu chữ đứng, đậm; được đặt canh giữa dưới quốc hiệu; chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch nối ngắn và có cách chữ; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ 

Tiếp đến bên dưới là tên của loại đơn hành chính viết “ ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC” được viết dưới dạng chữ in hoa, cỡ chữ lớn.

Phần nội dung

Phần giữa là phần nội dung của đơn xin nghỉ việc. Khi viết nội dung của đơn xin nghỉ việc cần trình bày đầy đủ các nội dung theo thứ tự sau:

cách viết đơn xin nghỉ việc

 (1) Nơi/người nhận đơn: ghi “Kính gửi…” ghi tên nơi nhận đơn hoặc người nhận đơn là các bộ phận/người có liên quan trực tiếp đến việc giải quyết đơn xin nghỉ việc.

Ví dụ: 

  • Kính gửi: Công ty cổ phần ABC
  • Kính gửi: Ban giám đốc công ty cổ phần ABC/ Phòng nhân sự/ Trưởng phòng kinh doanh.

(2) Thông tin về bản thân: ghi “Tên tôi là… tuổi… chức vụ… bộ phận…. số CMND/CCCD, nơi ở…”. Tùy thuộc theo yêu cầu từng đơn vị mà ghi mức độ chi tiết về thông tin;

(3) Trình bày nguyện vọng xin nghỉ việc và ghi rõ lý do xin nghỉ việc ngắn gọn; 

(4) Ghi rõ thời gian bàn giao công việc và thời gian mong muốn được nghỉ việc;

(5) Ghi bàn giao công việc cho ai/ làm chức vụ gì;

(6) Ghi rõ nội dung các công việc được bàn giao;

(7) Lời cam kết về thông tin đã ghi trên là sự thật và được thực hiện;

(8) Lời cảm ơn và mong muốn đạt được nguyện vọng.

Tùy vào tình hình thực tế, nội dung hoặc thứ tự các nội dung của đơn xin nghỉ việc có thể có sự thay đổi. Tuy nhiên, phần thời gian xin nghỉ, lý do xin nghỉ thì bắt buộc phải có và phải được ghi chính xác.

Phần kết:

Sau khi trình bày xong nội dung đơn xin nghỉ việc cần có ký tên, ghi rõ họ tên của người làm đơn, bộ phận phê duyệt, các bộ phận liên đới chịu trách nhiệm nếu có.

Ví dụ cụ thể cách viết đơn xin nghỉ việc

Lý do nghỉ việc vì chuyển nhà ở xa bất tiện khi đi làm

cách viết đơn xin nghỉ việc

Nghỉ việc vì công việc hiện tại không phù hợp với năng lực

cách viết đơn xin nghỉ việc

Trên đây là những Cách viết đơn xin nghỉ việc chuyên nghiệpNếu bạn cần trang bị thêm các kiến thức về nghiệp vụ Quản trị nhân sự, bạn có thể tham khảo thêm khóa học quản trị nhân sự sẽ giúp bạn thành thạo các kỹ năng của một nhân viên hành chính nhân sự tổng hợp do vậy tất cả các công việc văn phòng bạn đều có thể dễ dàng làm được.

»»» Chủ đề tương tự:

♥ Quy trình tuyển dụng nhân sự 7 bước chuẩn nhất

Mẫu CV chuẩn cho ngành nhân sự

Văn hóa doanh nghiệp là gì? Các loại văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam

Mẫu báo cáo tuyển dụng nhân sự chuẩn nhất

Nên học tin học văn phòng ở đâu tốt nhất

Gia đình Hr chúc bạn thành công!

GiadinhHR
Tác giả GiadinhHR sudo
Bài viết trước Phòng Nhân Sự Là Gì? Gồm Những Bộ Phận Nào?

Phòng Nhân Sự Là Gì? Gồm Những Bộ Phận Nào?

Bài viết tiếp theo

Quy Chế Lương Theo Hệ Thống Thang Bảng Lương

Quy Chế Lương Theo Hệ Thống Thang Bảng Lương
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo