Văn Hóa Doanh Nghiệp Là Gì? Các Loại Văn Hóa Doanh Nghiệp Ở Việt Nam
Văn hóa doanh nghiệp là sản phẩm của những người làm cùng trong một doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu giá trị bền vững. Văn hóa doanh nghiệp xác lập một hệ thống các giá trị được mọi người trong doanh nghiệp chấp nhận, đề cao, chia sẻ và ứng xử theo các giá trị đó. Văn hóa doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt cho doanh nghiệp và được coi là bản sắc riêng của mỗi doanh nghiệp. Do đó, văn hóa doanh nghiệp rất quan trọng. Trong bài viết này Gia đình Hr sẽ gửi đến các bạn bài viết về Văn hóa doanh nghiệp các bạn cùng theo dõi
»»» Xem thêm:
- Quy trình tuyển dụng nhân sự 7 bước chuẩn nhất
- Mẫu CV chuẩn cho ngành nhân sự
- Quy định quản lý và sử dụng con dấu trong công tác văn thư
- Mẫu báo cáo tuyển dụng nhân sự chuẩn nhất
- Những quy định mới về lương thử việc cho người lao động
Văn hóa doanh nghiệp là gì?
Đề cập đến khái niệm “Văn hóa doanh nghiệp” đã có rất nhiều ý kiến khác nhau. Trước khi hai khái niệm “Văn hóa” và “doanh nghiệp” được ghép lại với nhau, đã có hàng chục định nghĩa khác nhau về văn hóa. Khi kết hợp “Văn hóa” với “doanh nghiệp” thì nghĩa của nó đã được thu hẹp đi rất nhiều. Tuy nhiên cụm từ “Văn hóa doanh nghiệp” vẫn có rất nhiều định nghĩa khác nhau. Cụ thể là:
Theo Jaques (1952): Văn hóa của một doanh nghiệp là cách tư duy và hành động hàng ngày của các thành viên. Đó là điều mà các thành viên phải học và ít nhiều phải tuân theo để được chấp nhận vào doanh nghiệp đó. Văn hóa theo nghĩa này bao gồm một loạt các hành vi ứng xử, các phương thức sản xuất, kỹ năng và kiến thức kỹ thuật, quan điểm về kỷ luật, các thông lệ và thói quen quản lý, các mục tiêu của những người liên quan, cách trả lương, quan điểm về các công việc khác nhau, niềm tin vào tính dân chủ trong các buổi thảo luận và những quy ước, những điều cấm kỵ.
Theo Denison (1990): văn hóa doanh nghiệp chỉ những giá trị, tín ngưỡng và nguyên tắc bên trong tạo thành nền tảng của hệ thống quản lý doanh nghiệp, cũng như một loạt các thủ tục quản lý và hành vi ứng xử minh chứng và củng cố cho những nguyên tắc cơ bản này.
Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO): văn hóa doanh nghiệp là sự trộn lẫn đặc biệt của các giá trị, các tiêu chuẩn, thói quen và truyền thống, những thái độ ứng xử và lễ nghi mà toàn bộ chúng là duy nhất với một tổ chức đã biết.
Vai trò của văn hóa doanh nghiệp với sự phát triển của doanh nghiệp
Thu hút và gìn giữ nhân tài cho doanh nghiệp
Một môi trường văn hóa mạnh có tác dụng thu hút và gìn giữ nhân tài cho tổ chức. Địa vị, tiền lương, cơ hội thăng tiến,…chỉ thực sự có tác dụng lâu dài khi đi liền với nó là một môi trường làm việc tạo được hứng thú, nhân viên cảm nhận được bầu không khí thân thiện và có cơ hội khẳng định mình.
Một tổ chức xây dựng được một nền văn hóa mạnh sẽ quy tụ được sự nhất trí cao giữa các thành viên về những gì mà tổ chức đề ra. Sự nhất trí đó sẽ tạo ra sự liên kết, củng cố lòng trung thành và sự cam kết bền vững với tổ chức. Như vậy sẽ giảm được xu hướng rời bỏ tổ chức.
Văn hóa doanh nghiệp tăng tính nhất quán của hành vi
Văn hóa doanh nghiệp có vai trò gắn kết các thành viên, giảm xung đột. Muốn tồn tại và phát triển doanh nghiệp cần tìm được sự thống nhất để thích ứng với môi trường cả bên trong và bên ngoài. Môi trường bên trong tổ chức liên quan đên sự nhất trí giữa các thành viên.
Văn hóa doanh nghiệp là chất keo gắn kết các thành viên thống nhất cách nhìn nhận vấn đề, đánh giá, lựa chọn giải pháp giải quyết vấn đề. Điều này giúp mọi người hiểu nhau hơn và khi có xung đột thì đây là yếu tố giúp mọi người hòa hợp và gắn kết. Điều đó góp phần tạo sự phát triển trong thế ổn định và bền vững cho doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp tạo động lực làm việc
Văn hóa doanh nghiệp giúp nhân viên thấy được mục tiêu, định hướng phát triển và bản chất của công việc họ làm, tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên và một môi trường làm việc lành mạnh. Nó làm cho nhân viên thấy tự hào về công việc mình làm, với tư cách là thành viên của doanh nghiệp.
Trong môi trường cạnh tranh trên thị trường lao động cùng với các yếu tố về thù lao, phúc lợi, điều kiện lao động,… thì Văn hóa doanh nghiệp là một tiêu chí để người lao động quyết định vào làm việc và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp là nguồn động lực to lớn với nhân viên.
Các nhân viên sẽ tự có ý thức khi cảm thấy công việc họ đang làm có ý nghĩa, thành tích của họ được đề cao và họ cảm thấy được tôn trọng. Về mặt này, Văn hóa doanh nghiệp có vai trò quan trọng giúp nhân viên củng cố niềm tin, đoàn kết và trung thành với tổ chức. Họ yêu mến nơi họ làm việc, đó là động lực quan trọng thúc đẩy họ cống hiến hết mình cho tổ chức.
Tạo sự khác biệt, lợi thế cạnh tranh và sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp
Chính những yếu tố của Văn hóa doanh nghiệp tạo ra nét đặc trưng trong phong thái của doanh nghiệp giúp phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Phong thái này dễ nhận biết và là niềm tự hào của nhân viên. Tổng hợp các yếu tố: gắn kết các thành viên, tạo động lực làm việc, giảm thuyên chuyển,…Văn hóa doanh nghiệp sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động và tạo sự khác biệt cho doanh nghiệp trên thương trường. Hiệu quả và sự khác biệt sẽ giúp cho doanh nghiệp cạnh tranh tốt hơn trước các đối thủ cạnh tranh.
Văn hóa doanh nghiệp thúc đẩy sự sáng tạo
Những doanh nghiệp có môi trường Văn hóa mạnh sẽ thúc đẩy tinh thần tự lực ở các thành viên, họ có ý thức, chủ động, sáng tạo trong mọi tình huống. Và họ được khuyến khích làm như vậy để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.
Các loại văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam
Theo Goffee và Jones (1996) văn hóa tổ chức được chia thành bốn loại tùy vào mức độ thân thiện của các thành viên trong tổ chức và mức độ chia sẻ theo đuổi những mục tiêu chung. Bao gồm:
Văn hóa mạng lưới
Không tập trung vào kết quả cuối cùng mà tập trung vào quá trình hoạt động.
Các cá nhân trong tổ chức sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp của mình khi họ cần mà không quan tâm đến kết quả đạt được như thế nào
Các cá nhân trong tổ chức có tinh thần học hỏi cao và tinh thần học hỏi của người lao động trong tổ chức được khuyến khích.
Nhiệm vụ và trách nhiệm công việc được thiết kế linh hoạt.
Văn hóa vụ lợi
Các cá nhân trong tổ chức ít quan hệ tiếp xúc với nhau nhưng họ đều thống nhất trong việc theo đuổi và ủng hộ mục tiêu kinh doanh chiến lược của tổ chức.
Các thành viên sẽ khó có thể trung thành và gắn bó với tổ chức một khi mục tiêu của họ không được đáp ứng.
Văn hóa cộng đồng
Các cá nhân trong tổ chức tỏ ra rất thân thiện với nhau.
Các cá nhân trong tổ chức cùng làm nhằm hướng tới mục tiêu chung.
Các cá nhân trong tổ chức tích cực học hỏi lẫn nhau.
Các nhiệm vụ công việc được thiết kế linh hoạt.
Trên đây chia sẻ những kiến thức hữu ích về văn hóa doanh nghiệp. Các bạn có thể tìm đọc những bài viết thú vị khác về những yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp tại trang Lê Ánh Hr.
Nếu các bạn muốn được học kiến thức và kỹ năng ngành nhân sự cũng như các vấn đề liên quan đến văn hóa doanh nghiệp tương đương với 3 năm kinh nghiệm đi làm trong thực tế thì hãy tham gia khóa học dưới đây:
Khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp
Trong khóa học, các bạn sẽ được tiếp xúc với những kiến thức, nghiệp vụ nhân sự thực tế và học cách xử lý các công việc của một nhân viên nhân sự tổng hợp theo quy trình chuyên nghiệp. Chương trình học sẽ đi từ kiến thức nền tảng đến kiến thức chuyên sâu, học lý thuyết đến đâu thực hành luôn đến đó. Đồng thời, bạn cũng được giảng viên hỗ trợ xuyên suốt quá trình học. Mọi thắc mắc sẽ được giảng viên hỗ trợ nghiệp vụ cho đến khi thành thạo thì thôi. Hãy đăng ký khóa học ngay để được nhận ưu đãi học phí cực hấp dẫn nữa nhé!
»»» Xem thêm: Review khóa học hành chính nhân sự tốt nhất
3 Bình luận
[…] Văn hóa doanh nghiệp là gì? Các loại văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam […]
[…] Văn hóa doanh nghiệp là gì? Các loại văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam […]
[…] Văn hóa doanh nghiệplà gì? Các loại văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam […]