Mẫu Quyết Định Nghỉ Việc Mới Nhất 2021
Ban hành Quyết định nghỉ việc như thế nào là đúng theo quy định pháp Luật năm 2021. Quyết định nghỉ việc sẽ bắt nguồn từ ai và có quy trinh như thế nào. Trong bài viết này, Gia đình Hr sẽ trình bày chi tiết nội dung trong quyết định nghỉ việc và một số mẫu quyết định nghỉ việc mới nhất hiện nay.
»»» Xem thêm:
- TOP 5 phần mềm quản lý công việc tốt nhất
- Quy trình tuyển dụng nhân sự 7 bước chuẩn nhất
- Mẫu CV chuẩn cho ngành nhân sự
- Quy định quản lý và sử dụng con dấu trong công tác văn thư
- Mẫu báo cáo tuyển dụng nhân sự chuẩn nhất
- Những quy định mới về lương thử việc cho người lao động
Quyết định nghỉ việc là gì?
Quyết định nghỉ việc là một văn bản được áp dụng cho các doanh nghiệp/công ty/tập đoàn hay các khối cơ quan đoàn thể dùng để quyết định nghỉ việc cho một cá nhân trong công ty.
Quyết định thôi việc xuất phát từ hai phía: Nếu từ phía nhân viên thì quyết định được ban hành khi nhân viên tự xin nghỉ. Còn đối với doanh nghiệp thì quyết định thôi việc được đưa ra từ việc nhân viên không đáp ứng được yêu cầu hay vi phạm nội quy, điều lệ… thì doanh nghiêp có thể soạn thảo quyết định thôi việc đối với cá nhân đó.
Với cương vị là một nhà lãnh đạo hay một người quản lý thì chuyện để nhân viên ra đi là điều không hề dễ dàng và không mong muốn. Nhưng đối với một số trường hợp bất khả kháng, người đứng đầu cần chủ động trong việc đưa ra quyết định thôi việc cho nhân viên. Để công việc được tiếp tục và vấn đề thôi việc được giải quyết nhanh chóng thì người quản lý cần nắm vững nội dung của quyết định thôi việc.
Nội dung trong quyết định nghỉ việc
Cũng như các văn bản khác, quyết định nghỉ việc cũng có nhưng yêu cầu riêng về nội dung cần có. Trong đó, một số nội dung chính không thể thiếu trong quyết định nghỉ việc
– Thông tin doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.
– Bộ luật quy định: tại đây cần ghi rõ căn cứ bộ luật quy định là bộ luật nào? Được ban hành khi nào?
– Thời gian ký hợp đồng.
– Ghi rõ và đầy đủ tất cả thông tin của nhân viên phải thôi việc.
– Thời gian cụ thể (ngày, tháng, năm) quyết định thôi việc này có hiệu lực chính thức.
– Lý do thôi việc (điều này người soạn thảo cần ghi thật rõ ràng và chi tiết): nhân viên tự xin nghỉ, hết hợp đồng lao động, cắt giảm biên chế, nhân viên vi phạm hợp đồng lao động đã ký trước đó, nhân viên lỗi nghiêm trọng, vi phạm quy định của công ty…
– Người thực hiện, thi hành quyết định thôi việc.
– Chữ ký có đóng dấu giáp lai của người đứng đầu doanh nghiệp.
– Cuối cùng là nơi nhận và lưu hồ sơ.
Những lưu ý khi soạn thảo quyết định nghỉ việc
Vì đây là một loại giấy tờ mang tính nhạy cảm, ảnh nhưởng trực tiếp đến công việc, cuộc sống và suy nghĩ của người bị nghỉ việc. Do vậy, trước khi ban hành phải suy nghĩ kỹ lương và phải thận trọng tránh để xảy ra sai sót
Sau khi nhận được quyết định thôi việc, nghỉ việc hoặc sa thải theo đúng thủ tục của hợp đồng lao động đã ký kết giữa người lao động và đơn vị sử dụng lao động đã ký trước đó thì người lao động và bên sử dụng lao động sẽ không còn ràng buộc trách nhiệm với nhau nữa, kết thúc toàn bộ việc hợp tác lao động.
Khi đó, người lao động có thể tham gia làm việc tại đơn vị khác hoặc có thể tham khảo về quy trình làm bảo hiểm thất nghiệp để được hỗ trợ nếu bạn vẫn chưa xin được việc làm. Theo đó quyết định nghỉ việc cũng giống như một quyết định kết thúc hợp đồng lao động đối với nhân viên.
Quyết định nghỉ việc cần tuân thủ đúng quy tắc soạn thảo của văn bản hành chính có quốc hiệu và tiêu ngữ. Sau đó là nội dung của quyết định cụ thể là quyết định cho nghỉ việc hoặc quyết định cho thôi việc hoặc quyết định sa thải, bên dưới ghi tên công ty đầy đủ. Tiếp theo là các căn cứ để đưa ra quyết định nghỉ việc, quyết định thôi việc hoặc quyết định sa thải bao gồm những căn cứ nào.
Ở trường hợp lao động nộp đơn xin nghỉ việc thì bạn có thể ghi căn cứ vào luật lao động, căn cứ vào hợp đồng lao động được ký kết trước đó và căn cứ vào đơn xin nghỉ việc của người lao động được viết. Trong trường hợp quyết định sa thải thì căn cứ vào quyết định xử lý kỷ luật của người lao động.
Nội dung quyết định nghỉ việc, quyết định thôi việc hoặc quyết định sa thải được trình bày ngắn gọn, đơn giản nhằm thông báo về việc quyết định cho lao động nghỉ việc kể từ ngày tháng năm nào để người lao động có thể nắm được nội dung và thực thi.
Tiếp theo là thông báo đến các bộ phận liên quan để thực hiện các quyết định này cho chính xác theo đúng thời gian đã ghi và giải quyết toàn bộ các vấn đề còn lại giữa người lao động và người sử dụng lao động như tiền lương, sổ bảo hiểm…
Cùng với đó, bộ phận hành chính – kế toán sẽ soạn giấy thôi trả lương gửi tới nhân viên nghỉ việc, giấy thôi trả lương sẽ nói rõ thời điểm nào thôi trả lương.
Thời hạn hợp đồng: cần nêu rõ thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc thực hiện hợp đồng lao động (đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định); thời điểm bắt đầu thực hiện hợp đồng lao động (đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn).
Thời gian thử việc;
Chức danh chuyên môn, phòng ban quản lý.
Ghi rõ các thông tin về thời giờ làm việc và địa điểm làm việc:
Thời giờ làm việc: pháp luật lao động đã quy định số giờ làm việc tối đa, được chia theo ngày, tuần (mỗi ngày làm việc không quá 8 giờ, tuần làm việc không quá 48 giờ).
Địa điểm làm việc: ghi đầy đủ thông tin về địa điểm nơi người lao động làm việc.
Chế độ lương và các loại trợ cấp:
Mức lương: Ghi cụ thể tiền lương theo thang lương hoặc bảng lương mà đơn vị áp dụng.
Hình thức trả lương: tùy vào các hình thức trả lương theo thời gian, theo sản phẩm, trả lương khoán; trả lương cho NLĐ thử việc, khi NLĐ làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ, khi ngừng việc…
Phụ cấp: ghi rõ loại phụ cấp, hệ số, mức phụ cấp tại thời điểm ký kết HĐLĐ mà NLĐ được hưởng.
Tiền thưởng: có thể ghi cụ thể các loại tiền thưởng, điều kiện xét thưởng và mức tiền thưởng.
Chế độ nâng lương (nếu có).
Điều khoản về bảo hiểm: Khi tham gia quan hệ HĐLĐ, NLĐ có thể đóng các loại bảo hiểm như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp…
Quyền và nghĩa vụ của các bên: Bao gồm các điều khoản về các quyền lợi, chế độ mà NLĐ được hưởng, tương ứng về quyền tổ chức, điều hành, quản lý và phân công lao động của NSDLĐ:
Mô tả công việc: căn cứ để đánh giá kết quả thực hiện nghĩa vụ của NLĐ, xác định trách nhiệm pháp luật của các bên khi xem xét trách nhiệm kỷ luật, trả công, xét khen thưởng…vì vậy các bên phải thỏa thuận với nhau đầy đủ và cụ thể về chức vụ, công việc phải làm.
Điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động, công cụ, phương tiện làm việc.
Quyền và nghĩa vụ gia nhập công đoàn.
Các quy định liên quan đến thuế thu nhập cá nhân.
Điều khoản về chấm dứt hợp đồng lao động: cần quy định rõ thời hạn cũng như các trường hợp cụ thể dẫn đến hệ quả chất dứt hợp đồng lao động.
Chú ý soạn thảo cơ chế giải quyết tranh chấp, xác định sử dụng luật và cơ quan nào giải quyết. Khi người lao động gây thiệt hại cho bên thứ ba, Công ty phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người thứ ba, người lao động có trách nhiệm hoàn trả tiền này cho Công ty căn cứ vào cam kết của các bên trong hợp đồng.
Mẫu quyết định nghỉ việc mới nhất
Có nhiều mẫu quyết định nghỉ việc khác nhau, theo đó nội dung của từng mẫu cũng khác nhau. Tùy thuộc vào từng trường hợp doanh nghiệp cần lựa chọn đúng mẫu quyết định nghỉ việc phù hợp
Mâu quyết định nghỉ việc chung chuẩn nhất
Mẫu quyết định nghỉ việc song ngữ
Để tham khảo thêm nhiều bài viết hữu ích liên quan đến vấn đề xin nghỉ việc bạn đọc có thể tham khảo thêm tại trang Lê Ánh Hr để có thêm nhiều kiến thức hữu ích.
»»» Xem thêm: Review khóa học hành chính nhân sự tốt nhất
Gia đình Hr chúc bạn thành công!