Quan Hệ Lao Động Là Gì? Nhân Viên Quan Hệ Lao Động Làm Gì?
Trong mối quan hệ lao động trong tổ chức. Nhằm tìm ra được biện pháp ngăn ngừa và khắc phục để xây dựng một mối quan hệ lao động bền vững hơn trong tổ chức tốt đẹp hơn thì cần có sự gắn kết trong quan hệ lao động.
Vậy quan hệ lao động là gì? Vai trò của nhân viên quan hệ lao động trong doanh nghiệp quan trọng như thế nào, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây cùng Gia đình Hr nhé!
♥ Review Khóa Học Quản Trị Nhân Sự Ngắn Hạn tốt nhất?
1. Quan hệ lao động là gì?
Quan hệ lao động nhìn một cách đơn giản chính là mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động, bị ràng buộc bởi quyền và nghĩa vụ hai bên. Cùng xét mối quan hệ lao động này dựa trên ba yếu tố đã đưa ra:
- Mối quan hệ giữa người lao động đi làm thuê và người đi thuê lao động. Trong mối quan hệ này người đi thuê sẽ thỏa thuận với người lao động về công việc, điều kiện lao động, trả công…
- Hai chủ thể trên sẽ thỏa thuận với nhau về công việc, điều kiện công tác và nhiều vấn đề nữa. Đây được gọi là đối tượng.
- Khi hai bên tương tác với nhau về các nội dung thì có nhiều yếu tố bên ngoài tác động vào sự tương tác này.
Ngoài ra Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động vào người sử dụng lao động theo quy định của Pháp luật.
2. Đặc điểm của Quan hệ lao động
Quan hệ lao động được thiết lập chủ yếu dựa trên hợp đồng lao động của người lao động và bên sử dụng lao động
Nó liên quan tới cả các yếu tố kinh tế và xã hội. Nổi bật trong số đó là cung cấp việc làm, đảm bảo an ninh xã hội và thúc đẩy kinh tế phát triển.
Khi tham gia vào quan hệ lao động thì người lao động phải tuân thủ các nguyên tắc và thực hiện trong trách nhiệm và bổn phận của mình. Tránh các hành vi gây ảnh hưởng tới quyền và nghĩa vụ giữa hai bên
Người sử dụng lao động cũng phải tuân thủ các quy tắc và thực hiện đúng bổn phận của mình trong việc trả lương và trách nhiệm đối với người lao động
Việc chấm dứt quan hệ lao động phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Trách nhiệm pháp lý của mỗi bên đều phải được quy định rõ.
Như vậy, với những đặc điểm trên hiện nay có rất nhiều người tìm hiểu về công việc của một nhân viên quan hệ lao động trong tổ chức.
3. Nhân viên quan hệ lao động làm gì?
Khi học ngành Quan hệ lao động cơ hội việc làm của người học rất lớn, phủ rộng trong khu vực nhà nước và kể cả ngoài doanh nghiệp như sau:
Phụ trách quan hệ lao động trong các tổ chức phi chính phủ, đảm nhiệm các chức vụ qan trọng trong cơ quan nhà nước về lao động như Sở lao động Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Nhà nước.
Chuyên viên nghiên cứu lao động cho các trường học, đại học và các trung tâm dào tạo ngành nghề, việc làm.
Chuyên viên tư vấn nghiên cứu các dự án về lao động, quan hệ lao động, Quan hệ công chúng, công đoàn, xã hội.
Chuyên viên thương lượng, đàm phán và chuyên xử lí các vấn đề tranh chấp, bất đồng xã hội, công đoàn tại các công ty, doanh nghiệp.
Trưởng phòng quan hệ công chúng: phụ trách quan hệ công chúng, phụ trách truyền thông quảng cáo của công ty và các phòng ban có liên quan.
Chủ tịch Công đoàn công ty, ủy viên ban chấp hành công đoàn, cán bộ công đoàn: Phụ trách các vấn đề có liên quan đến công đoàn công ty.
Giám đốc nhân sự hay trưởng phòng nhân sự giúp tổ chức, quản lý bộ máy trong công ty, doanh nghiệp và các tổ chức.
Ngoài ra, đối với ngành quan hệ lao động còn có thể làm việc tại các vị trí tiền lương, phúc lợi, sức khỏe, trách nhiệm xã hội, quản lý hợp đồng hay văn thư tại bộ phận nhân sự của công ty, doanh nghiệp, tổ chức. Mức lương tại vị trí Quan hệ lao động cũng tương đối cá trong khối ngành quản trị nhân sự. Do vậy đây là vị trí mà nhiều người yêu thích ngành nhân sự mong muốn có được
4. Mức lương ngành Quan hệ lao động
Theo thống kê cũng như đánh giá của một số nghiên cứu cho thấy rằng mức lương trung bình của những người làm trong ngành quan hệ lao động có mức lương nổi bật hơn các công việc khác cùng vị trí trong ngành Quản trị nhân lực.
Một sinh viên vừa mới ra trường chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế sẽ được trả với mức lương dao động khoảng 7-8 triệu đồng/ tháng.
Những người đã có kinh nghiệm đi làm trong ngành Quan hệ lao động làm việc tại các công ty sẽ có mức lương từ 13-15 triệu đồng/ tháng.
Còn đối với những người có thâm niên, kinh nghiệm nhiều, chuyên môn giỏi có thể ứng tuyển cho chức vụ Giám đốc quan hệ lao động lương cơ bản sẽ là 22-40 triệu đồng/ tháng.
Như vậy, có thể thấy mức lương của ngành quan hệ lao động là tương đối ổn cao số với nhiều ngành nghề văn phòng khác. Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về Quan hệ lao động là gì? Công việc của nhân viên quan hệ lao động? bạn có thể bạn có thể tham khảo thêm các khóa học về Hành chính nhân sự giúp bạn thành thạo các kỹ năng của một nhân viên hành chính nhân sự tổng hợp nói chung và kiến thức về quan hệ lao động nó riêng, được giảng dạy bởi các chuyên gia có hơn 10 năm kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực nhân sự.
»»» Chủ đề tương tự:
♥ Lễ tân là gì? Mô tả công việc của nhân viên lê tân
♥ Mẫu CV chuẩn cho ngành nhân sự
♥ Cách viết đơn xin nghỉ việc
♥ Mẫu báo cáo tuyển dụng nhân sự chuẩn nhất
♥ Nên học tin học văn phòng ở đâu tốt nhất
Gia đình Hr chúc bạn thành công!