Các Loại Hợp Đồng Lao Động Mới Nhất

GiadinhHR Tác giả GiadinhHR 19/07/2024 27 phút đọc
5/5 - (1 bình chọn)

Các loại hợp đồng lao động khi thực hiện giao kết phải căn cứ vào tính chất công việc cũng như điều kiện thực tể của mỗi bên, người lao động và người sử dụng lao động sẽ lựa chọn và quyết định loại hợp đồng lao động để giao kết.

Trong bài viết dưới đây, cùng Gia Đình HR tìm hiểu rõ nội dung của hợp đồng lao động và thực hiện nó một cách đầy đủ và chính xác để tránh các tranh chấp và bảo vệ quyền lợi của cả hai bên theo quy định hiện nay.

1. Khái niệm hợp đồng lao động là gì?

Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.”

Từ đó, ta nhận thấy những đặc điểm cơ bản của hợp đồng lao động, cụ thể như sau:

Trước hết là sự tự nguyện, bình đẳng, thiện chí và hợp tác. Rõ ràng nhận thấy hợp đồng là sự thỏa thuận bình đẳng giữa các bên vì vậy để dẫn đến việc kí kết hợp đồng, 2 bên cần tự nguyện, thiện chí và tôn trọng các bên.

Thứ hai là sự tự do giao kết hợp đồng. Ở đây ta hiểu là hai bên được tự do giao kết hợp đồng lao đồng tuy nhiên không được vượt quá khuôn phép, nói cách khác là không được làm trái với pháp luật, thỏa thuận lao động hay chuẩn mực đạo đức, xã hội.

Trong thời gian thực hiện hợp đồng lao động các bên ký kết có thể thỏa thuận sửa đổi nội dung của hợp đồng lao động. Trong trường hợp có sự thay đổi của một trong những nội dung chủ yếu về điều kiện lao động thì người lao động có quyền ký hợp đồng lao động mới.

2. Các hình thức của hợp đồng lao động

Theo quy định tại Điều 14 Bộ luật Lao đông 2019, hợp đồng lao động có thể được giao kết dưới 03 hình thức sau:

– Giao kết bằng văn bản;

– Giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu;

– Giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng.

Bộ luật Lao động 2019 đã bổ sung thêm hình thức hợp đồng lao động thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.

Việc bổ sung thêm hình thức hợp đồng lao động thông qua phương tiện điện tử tạo điều kiện thuận tiện hơn cho các bên khi thực hiện hợp đồng lao động nhất là trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay.

3. Có mấy loại hợp đồng lao động

Dưới góc độ pháp luật người ta thường phân chia loại hợp đồng trên cơ sở thời hạn của hợp đồng. Thời hạn của họp đồng lao động dài hay ngắn thường được dựa trên tính chất công việc, thời hạn thực hiện và hoàn thành công việc.

Từ ngày 01/01/2021, Bộ luật lao động năm 2019 hợp đồng lao động chỉ được giao kết theo một trong hai loại hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn.

Theo đó, so với Bộ luật lao động năm 2012 thì quy định mới đã bỏ loại hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng hợp đồng.

z4423519383142_9fa61733ef0fef08f025ab7b8fa0f239

 

Các loại hợp đồng lao động

(1) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng (thường là đối với những công việc với thời hạn trên 36 tháng). Cụ thể, Hợp đồng lao động không xác định thời hạn bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày ký kết, và có thể chấm dứt bất cứ lúc nào nếu có sự kiện làm chấm dứt việc thực hiện hợp đồng.

(2) Hợp đồng lao động xác định thời hạn: Là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của Hợp đồng lao động trong khoản thời gian không quá 36 tháng. Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

Trừ hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 149, khoản 2 Điều 151 và khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.

Khi hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:

– Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;

– Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng lao động xác định thời hạn đã giao kết trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

– Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ các trường hợp sau:

+ Hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước

+ Hợp đồng lao động đối với người lao động cao tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 149 BLLĐ 2019.

+ Hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo Giấy phép lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 151 BLLĐ 2019.

+ Trường hợp phải gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ cho người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.

4. Các mẫu hợp đồng lao động mới nhất

Các loại hợp đồng lao động đóng vai trò quan trọng trong quan hệ lao động giữa nhà tuyển dụng và nhân viên. Nó là một tài liệu pháp lý quy định các quyền và nghĩa vụ của các bên, giúp cho quá trình làm việc diễn ra một cách suôn sẻ và hiệu quả nhất.

Cùng Gia Đình HR tham khảo 02 mẫu hợp đồng lao động có thời hạn và không xác định thời hạn tiêu biểu dưới đây:

Mau-hop-dong-lao-dong-moi-nhat

4.1. Mẫu hợp đồng lao động có thời hạn

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Căn cứ Bộ luật lao động ngày 20 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ vào nhu cầu của các Bên

Hôm nay, ngày… tháng… năm 2021, tại Công ty ………………, chúng tôi gồm:

Bên A: Người sử dụng lao động

Công ty: ………………………………………………………………………….

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………

Điện thoại: ………………………………..

Đại diện: ……………………… Chức vụ: ………………………….. Quốc tịch: Việt Nam

Bên B: Người lao động

Ông/bà: …………………………………………………………

Quốc tịch: ……………..………………………………………

Ngày sinh: ………………………….…………………………

Nơi sinh: ………………………………….……………………

Địa chỉ thường trú: ……………………………………….……

Địa chỉ tạm trú: ………………………………………….……

Số CMND/CCCD: ………………… Cấp ngày: ………………

Tại: ……………………………………….……………………

Cùng thoả thuận ký kết Hợp đồng lao động (HĐLĐ) và cam kết làm đúng những điều khoản sau đây:

Điều 1: Công việc, địa điểm làm việc và thời hạn của Hợp đồng

Loại hợp đồng: ……. tháng – Ký lần thứ ……

Từ ngày:……………. Đến ngày: ……………

– Địa điểm làm việc: ……………………………………………………

– Bộ phận công tác:

+ Phòng ………………..………………………………………………

+ Chức danh chuyên môn (vị trí công tác):  …………………….……

– Nhiệm vụ công việc như sau:

+ Thực hiện công việc theo đúng chức danh chuyên môn của mình dưới sự quản lý, điều hành của Ban Giám đốc (và các cá nhân được bổ nhiệm hoặc ủy quyền phụ trách).

+ Phối hợp cùng với các bộ phận, phòng ban khác trong Người sử dụng lao động để phát huy tối đa hiệu quả công việc.

+ Hoàn thành những công việc khác tùy thuộc theo yêu cầu kinh doanh của Người sử dụng lao động và theo quyết định của Ban Giám đốc (và các cá nhân được bổ nhiệm hoặc ủy quyền phụ trách).

Điều 2: Lương, phụ cấp, các khoản bổ sung khác

– Lương căn bản: ………………..

– Phụ cấp: ………………… ……

– Các khoản bổ sung khác: tùy quy định cụ thể của Công ty

– Hình thức trả lương: Tiền mặt hoặc chuyển khoản.

– Thời hạn trả lương: Được trả lương vào ngày … của tháng.

– Chế độ nâng bậc, nâng lương: Người lao động được xét nâng bậc, nâng lương theo kết quả làm việc và theo quy định của Người sử dụng lao động.

Điều 3: Thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, bảo hộ lao động, BHXH, BHYT, BHTN

– Thời giờ làm việc: … giờ/ngày, … giờ/tuần, Nghỉ hàng tuần: ngày ……

– Từ ngày Thứ …. đến ngày Thứ …… hàng tuần:

+ Buổi sáng : …………………

+ Buổi chiều: …………………

– Chế độ nghỉ ngơi các ngày lễ, tết, phép năm:

+ Người lao động được nghỉ lễ, tết theo luật định; các ngày nghỉ lễ nếu trùng với ngày nghỉ thì sẽ được nghỉ bù vào ngày trước hoặc ngày kế tiếp tùy theo tình hình cụ thể mà Ban lãnh đạo Công ty sẽ chỉ đạo trực tiếp.

+ Người lao động đã ký HĐLĐ chính thức và có thâm niên công tác 12 tháng thì sẽ được nghỉ phép năm có hưởng lương (01 ngày phép/01 tháng, 12 ngày phép/01 năm); trường hợp có thâm niên làm việc dưới 12 tháng thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc.

– Thiết bị và công cụ làm việc sẽ được Công ty cấp phát tùy theo nhu cầu của công việc.

– Điều kiện an toàn và vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật hiện hành.

– Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp: Theo quy định của pháp luật.

Điều 4: Đào tạo, bồi dưỡng, các quyền lợi và nghĩa vụ liên quan của người lao động

– Đào tạo, bồi dưỡng: Người lao động được đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện tại nơi làm việc hoặc được gửi đi đào tạo theo quy định của Công ty và yêu cầu công việc.

– Khen thưởng: Người lao động được khuyến khích bằng vật chất và tinh thần khi có thành tích trong công tác hoặc theo quy định của Công ty.

 Các khoản thỏa thuận khác gồm: tiền cơm trưa, thưởng mặc định, hỗ trợ xăng xe, điện thoại, nhà ở, trang phục…, theo quy định của Công ty.

– Nghĩa vụ liên quan của người lao động:

+ Tuân thủ hợp đồng lao động.

+ Thực hiện công việc với sự tận tâm, tận lực và mẫn cán, đảm bảo hoàn thành công việc với hiệu quả cao nhất theo sự phân công, điều hành (bằng văn bản hoặc bằng miệng) của Ban Giám đốc (và các cá nhân được Ban Giám đốc bổ nhiệm hoặc ủy quyền phụ trách).

+ Hoàn thành công việc được giao và sẵn sàng chấp nhận mọi sự điều động khi có yêu cầu.

+ Nắm rõ và chấp hành nghiêm túc kỷ luật lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy, văn hóa Công ty, nội quy lao động và các chủ trương, chính sách của Công ty.

+ Trong trường hợp được cử đi đào tạo thì nhân viên phải hoàn thành khoá học đúng thời hạn, phải cam kết sẽ phục vụ lâu dài cho Công ty sau khi kết thúc khoá học và được hưởng nguyên lương, các quyền lợi khác được hưởng như người đi làm.
Nếu sau khi kết thúc khóa đào tạo mà nhân viên không tiếp tục hợp tác với Công ty thì nhân viên phải hoàn trả lại 100% phí đào tạo và các khoản chế độ đã được nhận trong thời gian đào tạo..

+ Bồi thường vi phạm vật chất: Theo quy định nội bộ cuả Công ty và quy định cuả pháp luật hiện hành;

+ Có trách nhiệm đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công việc, giảm thiểu các rủi ro. Khuyến khích các đóng góp này được thực hiện bằng văn bản.

+ Thuế TNCN, nếu có: do người lao động đóng. Công ty sẽ tạm khấu trừ trước khi chi trả cho người lao động theo quy định.

Điều 5: Nghĩa vụ và quyền lợi của Người sử dụng lao động

1. Nghĩa vụ:

– Thực hiện đầy đủ những điều kiện cần thiết đã cam kết trong HĐLĐ để Người lao động đạt hiệu quả công việc cao. Bảo đảm việc làm cho Người lao động theo HĐLĐ đã ký.

– Thanh toán đầy đủ, đúng hạn các chế độ và quyền lợi cho người lao động theo hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể (nếu có);

2. Quyền lợi:

– Điều hành Người lao động hoàn thành công việc theo HĐLĐ (bố trí, điều chuyển công việc cho Người lao động theo đúng chức năng chuyên môn).

– Có quyền chuyển tạm thời lao động, ngừng việc, thay đổi, tạm hoãn, chấm dứt HĐLĐ và áp dụng các biện pháp kỷ luật theo quy định của Pháp luật hiện hành và theo nội quy của Công ty trong thời gian HĐLĐ còn giá trị.

– Có quyền đòi bồi thường, khiếu nại với cơ quan liên đới để bảo vệ quyền lợi của mình nếu Người lao động vi phạm Pháp luật hay các điều khoản của HĐLĐ.

Điều 6: Những thỏa thuận khác
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………

Điều 7: Điều khoản thi hành

– Những vấn đề về lao động không ghi trong hợp đồng lao động này thì áp dụng quy định cuả thỏa ước tập thể, trường hợp chưa có thỏa ước thì áp dụng quy định của pháp luật lao động.

– Hợp đồng này được lập thành 2 bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 1 bản và có hiệu lực kể từ ngày ký.

– Khi ký kết các phụ lục hợp đồng lao động

NGƯỜI LAO ĐỘNG
(Ký, ghi rõ họ tên)
 NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
(Ký, ghi rõ họ tên)

4.2. Mẫu hợp đồng lao động không thời hạn

Tên đơn vị:………..
Số:__/__
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG KHÔNG XÁC ĐỊNH THỜI HẠN

Số: ../HĐLĐ

Hôm nay, ngày … tháng ….. năm ……… Tại

NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG (BÊN A):

Đại diện Ông/Bà: ………………………………………………………………..

Chức vụ: ……………………………………………………………………………

Đia chỉ: ……………………………………………………………………………..

Điện thoại: …………………………………………………………………………

Mã số thuế: ………………………………………………………………………..

Số tài khoản: ………………………………………………………………………

NGƯỜI LAO ĐỘNG (BÊN B):

Ông/Bà: ……………………………………………………………………………

Sinh năm: …………………………………………………………………………

Quốc tịch: ………………………………………………………………………..

Nghề nghiệp: ……………………………………………………………………

Địa chỉ thường trú: ……………………………………………………………

Số CMND: ………………………………………………………………………

Số sổ lao động (nếu có):

Cùng thỏa thuận ký kết Hợp đồng lao động (HĐLĐ) và cam kết làm đúng những điều khoản sau đây:

Điều 1: Điều khoản chung

Loại Hợp đồng lao động:

Địa điểm làm việc:

…….

Việc hiểu rõ và thực hiện hợp đồng lao động đúng cách là điều cần thiết để tránh các tranh chấp và bảo vệ quyền lợi của cả hai bên.

Mong rằng bài viết này, Gia Đình HR đã giúp bạn có được kiến thức cơ bản về các loại hợp đồng lao động và áp dụng thành công trong quá trình làm việc của mình!

>>> Xem thêm:

GiadinhHR
Tác giả GiadinhHR sudo
Bài viết trước Mẫu Đơn Xin Thực Tập Chuẩn – Cách Viết Đơn Xin Thực Tập Mới Nhất

Mẫu Đơn Xin Thực Tập Chuẩn – Cách Viết Đơn Xin Thực Tập Mới Nhất

Bài viết tiếp theo

Cách Tính Thuế Thu Nhập Cá Nhân: Công Thức Và Ví Dụ Cụ Thể

Cách Tính Thuế Thu Nhập Cá Nhân: Công Thức Và Ví Dụ Cụ Thể
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo