Mẫu Đơn Xin Thực Tập Chuẩn – Cách Viết Đơn Xin Thực Tập Mới Nhất

GiadinhHR Tác giả GiadinhHR 19/07/2024 16 phút đọc

Đơn xin thực tập rất cần thiết với sinh viên muốn xin đi thực tập để thử sức mình tại môi trường làm việc chuyên nghiệp mới. Vậy Đơn xin thực tập bao gồm những nội dung gì? Cần lưu ý gì khi viết đơn xin thực tập. Bạn tham khảo bài viết dưới đây của Gia đình HR nhé!

I. Thực Tập Là Gì? Thực Tập Tốt Nghiệp Là Gì?

1. Thực tập là gì?

Thực tập là giai đoạn vừa học vừa làm của sinh viên, thường là một vị trí tạm thời mang lại cho sinh viên công việc thực tế. Quá trình thực tập giúp cho chúng ta có được trải nghiệm và môi trường làm việc sớm hơn, trước khi tốt nghiệp và ra trường.

Đồng thời đây cũng là cơ hội giúp cho các sinh viên ứng dụng được kiến thức chuyên ngành được học vào thực tế để hiểu rõ được ngành của mình học giúp ích cho sau này làm việc. Sinh viên đi thực tập còn được gọi là thực tập sinh.

Thông thường thực tập sinh thường là các bạn sinh viên năm 3, năm cuối nhưng hiện nay không ít các bạn sinh viên năm 2, 3 đã bắt đầu đi tìm công việc thực tập để trau dồi kinh nghiệm cho mình.

2. Thực tập tốt nghiệp là gì?

Thực tập tốt nghiệp là một môn học quan trọng trong mỗi chuyên ngành đào tạo. Đây là một hoạt động thực tế có liên quan đến chuyên ngành của sinh viên. Thực tập tốt nghiệp thường diễn ra vào kì cuối của khóa học.

Thực tập tốt nghiệp có vai trò quan trọng không chỉ trong học tập và giúp ích cho công việc của sinh viên sau này.

Thực tập tốt nghiệp là cơ hội để sinh viên tiếp cận và tìm hiểu thực tế tình hình sản xuất, tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp. Áp dụng chuyên ngành học vào thực tế, ứng xử những tình huống bất ngờ xảy ra mà chưa được học. Từ đó rút ra những kinh nghiệm, kĩ năng mềm cần thiết cho mục tiêu nghề nghiệp của mình sau này

»»» Review Khóa Học Nhân Sự Tại TPHCM Tốt Nhất

II. Hồ Sơ Xin Thực Tập Gồm Những Gì?

Một bộ hồ sơ xin thực tập bao gồm những giấy tờ nào?

1. Một bản CV

Trong CV bạn cần điền rõ ràng thông tin giới thiệu bản thân, kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn cũng như các kĩ năng mềm bạn có .

2. Sơ yếu lí lịch tự thuật

Đây là một trong những giấy tờ quan trọng mà cần phải có trong hồ sơ xin thực tập

Sơ yếu lí lịch bạn cần phải điền đầy đủ thông tin và có dấu xác nhận của cán bộ địa phương.

3. Bảng điểm – Hồ sơ xin thực tập

Ngoài sơ yếu lí lịch , bảng điểm cũng rất cần thiết. Bởi nhà tuyển dụng sẽ căn cứ vào bảng điểm để bước đầu xác định trình độ của bạn

4. Đơn xin thực tập / Giấy giới thiệu thực tập

Mẫu giấy này bạn có thể xin của nhà trường bạn đang học

5. Chứng minh thư / Căn cước công dân

Đây cũng là giấy tờ tùy thân không thể thiếu trong quá trình xin thực tập của bạn

6. Giấy khám sức khỏe

7. Các giấy tờ bằng cấp , chứng chỉ bạn đạt được nếu có

III. Nội Dung Cần Có Và Cách Viết Đơn Xin Thực Tập

Đơn xin thực tập đối với mỗi lĩnh vực thì khác nhau nhưng nhìn chung một đơn xin thực tập bao gồm các nội dung sau:

Kính gửi: Điền tên địa chỉ đơn vị mà bạn muốn thực tập

Thông tin cá nhân: Họ tên, Trường, Khoa, Chuyên ngành mà bạn theo học, Địa chỉ liên hệ: Số điện thoại, Gmail… đầy đủ và chính xác

Đề tài thực tập: Thực tập sinh cần ghi đầy đủ tên đề tài bạn muốn thực tập tại cơ quan, doanh nghiệp để làm căn cứ xét duyệt Đơn xin thực tập

Thời gian thực tập: Ghi rõ ràng số tuần mà bạn sẽ thực tập, cố gắng đảm bảo chính xác. Bạn nên ghi rõ ngày tháng mà bạn sẽ bắt đầu cũng như kết thúc kì thực tập.

Đơn vị xin thực tập: Ghi rõ tên đơn vị, phòng ban bạn có ý định xin thực tập. Tránh trường hợp ghi chung chung.

Lời cam kết: Tùy vào văn hóa hoạt động của công ty, hoàn cảnh của bản thân bạn có thể có những cam kết phù hợp. Hơn hết là phải nghiêm túc chấp hành nội quy, quy định và chịu trách nhiệm với hành vi của bản thân.

Ký tên: Ký và ghi rõ họ tên

IV. Những Lưu Ý Khi Viết Đơn Xin Thực Tập

Những lưu ý khi viết đơn xin thực tập

Nội dung viết đơn xin thực tập cũng khá rõ ràng và dễ dàng cho bạn viết. Tuy nhiên trong quá trình viết bạn nên chú ý một số lưu ý sau để có một bản đơn xin thực tập thật ấn tượng với nhà tuyển dụng.

– Trình bày bố cục ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc

– Bạn nên bày tỏ rõ ràng mục tiêu nghề nghiệp của mình: Bởi khi xin thực tập là lúc bạn chưa có kinh nghiệm nhưng họ sẽ nhìn vào mục tiêu để biết được ý chí và hướng đi của bạn.

– Liệt kê các kỹ năng cần thiết phù hợp với công việc thực tập của mình

– Nếu bạn chưa có kinh nghiệm thì hoạt động ngoại khóa cũng là điểm cộng trong quá trình xin thực tập.

V. Các Mẫu Đơn Xin Thực Tập Tốt Nghiệp

Dưới đây là một số mẫu đơn xin thực tập :

1. Mẫu đơn xin thực tập kế toán – kiểm toán

Mẫu đơn xin thực tập kế toán

2. Mẫu đơn xin thực tập ngân hàng

Mẫu đơn xin thực tập ngân hàng

VI. Chia sẻ kinh nghiệm : Sinh viên cần làm gì trong thời gian thực tập

Thực tập là cơ hội tốt để các bạn sinh viên thử sức mình với công việc, áp dụng kiến thức chuyên ngành vào thực tế, học hỏi những kinh nghiệm, kỹ năng cần thiết, tác phong và văn hóa làm việc tại môi trường doanh nghiệp. Đừng ngần ngại hãy luôn bày tỏ sự hiểu biết tò mò của mình,chủ động tạo mối quan hệ với các anh chị đồng nghiệp. Đây thực sự là vốn kinh nghiệm, nguồn kiến thức hữu ích nhất cho sinh viên.

Bạn nên tập làm quen tác phong làm việc, quản lí công việc, kỹ năng làm việc nhóm. Lên kế hoạch làm việc rõ ràng và chủ động thực hiện tốt. Chủ động take note lại thông tin mới, điều gì chưa rõ hãy hỏi đồng nghiệp .

Điều này không chỉ giúp bạn nhớ nhanh hơn mà còn tạo mối quan hệ bền vững hơn.

Trong môi trường làm việc chuyên nghiệp bạn nên xây dựng tinh thần kỷ luật – tự giác. Nghiêm chỉnh chấp hành mọi quy định của công ty từ vấn đề nhỏ nhất cho dù mình mới chỉ là nhân viên thực tập. Đây là cơ hội giúp bạn tăng điểm trong mắt đồng nghiệp và lãnh đạo và kỳ thực tập được đánh giá cao hơn.

Sau khi kết thúc quá trình thực tập, sinh viên đã có trong mình những kinh nghiệm cần thiết ở môi trường làm việc. Trong quá trình thực tập, bạn thể hiện hết khả năng của mình và được ban lãnh đạo ghi nhận bạn sẽ may mắn được công ty giữ lại làm việc mà không còn phải băn khoăn vấn đề viết đơn xin thực tập nữa.

Trên đây là các mẫu đơn xin thực tập cơ bản bạn nên tham khảo. Có bất cứ thắc mắc gì trong quá trình viết đơn bạn hãy liên hệ với Gia đình HR để được giải đáp nhé.

Xem thêm: 

5.0
162 Đánh giá
GiadinhHR
Tác giả GiadinhHR sudo
Bài viết trước Bảo Hiểm Thất Nghiệp Tính Như Thế Nào? Cần Giấy Tờ Gì?

Bảo Hiểm Thất Nghiệp Tính Như Thế Nào? Cần Giấy Tờ Gì?

Bài viết tiếp theo

Cách Xây Dựng KPI Nhân Sự: Mẫu Biểu Và Hướng Dẫn Chi Tiết

Cách Xây Dựng KPI Nhân Sự: Mẫu Biểu Và Hướng Dẫn Chi Tiết
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo