Quản Trị Nhân Lực Là Gì? Mức Lương Ngành Quản Trị Nhân Lực

GiadinhHR Tác giả GiadinhHR 18/07/2024 25 phút đọc

Quản lý nhân lực là quản lý tài sản lớn nhất của công ty. Vì vậy, vai trò của quản trị nhân lực là tạo ra sự phối hợp hài hòa giữa những người trong một tập thể.

Bài viết Gia Đình HR sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về quản trị nhân lực là gì, mục đích, chức năng và vai trò của quản trị nhân lực, cũng như công việc và mức lương ngành quản trị nhân lực.

1. Quản Trị Là Gì? Quản Trị Nhân Lực Là Gì?

Quản trị là quá trình thực hiện các hoạt động nhằm đảm bảo hoàn thành được nhiệm vụ, công việc thông qua nỗ lực của những người khác.

Quản trị nhân lực bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến quản lý con người có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tất cả nhân viên và công ty.

Chính xác hơn, quản trị nhân lực có nhiệm vụ lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát các kế hoạch nhằm sử dụng các nguồn lực của công ty một cách hiệu quả nhất có thể và đạt được kết quả tối ưu.

Quản trị nhân lực cũng bao gồm các công việc giải quyết các vấn đề như đào tạo, phúc lợi và khen thưởng để tạo động lực cho nhân viên. Quản trị nhân lực có vai trò rất quan trọng và góp phần thực hiện các mục tiêu chiến lược của công ty.

»»» Nên Học Hành Chính Nhân Sự Online Hay Offline

2. Mục Tiêu Và Chức Năng Của Quản Trị Nguồn Nhân Lực

2.1. Mục tiêu của quản trị nhân sự:

– Quản lý tốt các nhân viên công ty và đảm bảo rằng mỗi người và bộ phận hoạt động theo các mục tiêu và nhiệm vụ đã thiết lập.

– Giải quyết hiệu quả các vấn đề xảy ra với từng nhân viên.

– Giúp công ty sử dụng có hiệu quả nội lực về con người và sử dụng tài năng của họ để đạt được hiệu quả tốt nhất. Từ đó giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu chiến thuật, chiến lược tối ưu và tiết kiệm thời gian.

2.2. Chức năng của quản trị nguồn nhân lực:

Thu hút, tuyển chọn và bố trí nhân sự

Chức năng đầu tiên của quản trị nguồn nhân lực là đảm bảo có đủ số lượng nhân viên trong từng lĩnh vực hoạt động của công ty. Nó bắt đầu bằng việc tìm hiểu nhu cầu nhân sự của công ty bạn, phân tích tình trạng thiếu lao động và lập kế hoạch tuyển dụng.

Khai thác, đào tạo và phát triển

Đây là một chức năng tập trung vào việc tận dụng và nâng cao năng lực của đội ngũ nhân viên nội bộ của công ty.

Người làm quản trị nhân sự chịu trách nhiệm sắp xếp đào tạo cho nhân viên, tư vấn nghề nghiệp, cập nhật kiến ​​thức, kỹ năng mới và quản lý công việc hiệu quả. Giúp nhân viên phát huy tối đa kỹ năng, trau dồi kỹ năng cá nhân và tạo cơ hội cho họ đóng góp đáng kể vào công việc và sự phát triển của công ty.

Duy trì và sử dụng nguồn nhân lực

Với vai trò này, người làm quản trị nhân sự có nhiệm vụ động viên, khuyến khích và truyền cảm hứng cho nhân viên thiết lập mối quan hệ tốt đẹp giữa hai đối tượng.

Đầu tiên là mối quan hệ với những đồng nghiệp cùng làm việc trong công ty và giúp đỡ nhau cùng phát triển.

Thứ hai là bản thân doanh nghiệp, sự hài lòng của nhân viên đối với môi trường làm việc, chính sách lương, thưởng cho phép mọi người yêu thích công ty và tập trung lâu dài.

Thông tin và dịch vụ liên quan đến nhân sự (quan hệ lao động)

Chức năng cuối cùng liên quan đến các phúc lợi mà người lao động nhận được khi làm việc cho công ty, chẳng hạn như lương, thưởng, phúc lợi và bảo hiểm.

Người quản trị nhân sự cần đề xuất và thực hiện kế hoạch quản lý nhân sự để bảo vệ lợi ích của nhân viên. Họ cũng cần giải quyết các vấn đề phát sinh cho cả nhân viên và người quản lý để hai bên đạt được thỏa thuận hợp lý nhất.

Ngoài ra, họ cũng có trách nhiệm truyền đạt những vấn đề quan trọng từ lãnh đạo cho toàn thể nhân viên trong công ty.

Quản trị nhân lực

3. Vai Trò Của Quản Trị Nguồn Nhân Lực

Các công ty cần những nhân viên có thể quản lý tốt các nguồn nhân lực nội bộ để khuyến khích nhân viên làm việc với năng suất tối đa và tạo ra giá trị lớn cho doanh nghiệp của họ. Nếu phát huy hết nguồn nhân lực thì đó là một lợi thế cạnh tranh lớn của các công ty trên thị trường.

Ngoài ra, quản lý nguồn lực có thể giúp công ty hiểu rõ hơn về nhân viên của mình, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, dễ dàng giúp đỡ những nhân viên khó khăn, khuyến khích và động viên họ cống hiến hết mình vì công ty.

4. Có Nên Học Quản Trị Nhân Lực

Cùng tìm hiểu một số lý do tại sao cần theo học ngành quản trị nhân lực dưới đây:

– Nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp: Sinh viên có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Cụ thể, bạn có thể ứng tuyển vào nhiều vị trí khác nhau, bao gồm nhân sự nhân sự, chuyên viên phân tích nhân sự và quản lý dự án.

– Nhu cầu nhân lực ngành Quản trị nhân lực cao: Trên thực tế, ngành quản đang rất cần những nhân viên có kỹ năng và năng động. Nỗi lo “thất nghiệp” sau khi ra trường không hẳn là lớn đối với sinh viên. Có nhiều vị trí tuyển dụng để bạn lựa chọn. Việc của bạn là rèn luyện và học tập để có kỹ năng và trình độ tốt

– Ngành học không khó: Thực tế, học trong lĩnh vực này không quá khó nếu bạn chăm chỉ, chịu khó và đam mê với nghề. Ngoài ra, việc lựa chọn một môi trường học tập chất lượng sẽ giúp bạn vừa học tập tốt, vừa rèn luyện các phẩm chất để làm việc tốt

– Xây dựng một mối quan hệ tốt: Quản trị nhân sự là một nghề thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều người. Do đó, bạn có thể xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp trong công việc lẫn cuộc sống. Ngoài ra, ngành nghề này còn có mối quan hệ chặt chẽ với các bộ phận quản lý cấp cao. Như vậy là bạn đã có một sự “ngoại giao” tốt cho quá trình thăng tiến của mình.

– Mức thu nhập ổn định: Quản trị nhân sự là một ngành rất có giá trị. Các nguồn thu nhập từ ngành này cũng rất hấp dẫn.

»»» Review Khóa Học Quản Trị Nhân Sự Ngắn Hạn tốt nhất?

5. Quản Trị Nhân Lực Học Trường Nào?

Dưới đây là danh sách các trường đại học được xếp hạng hàng đầu về quản lý nguồn nhân lực trên toàn quốc tính đến năm 2021 có thể kể đến như:

  • Trường Đại học Thương Mại
  • Trường Đại học Hoa Sen
  • Trường Đại học Đông Á
  • Trường Đại học Công Đoàn
  • Trường Đại học Luật TPHCM
  • Trường Đại học Kinh tế TPHCM
  • Trường Đại học Mở TPHCM
  • Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
  • Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Trường Đại học Tài chính TPHCM
  • Trường Đại học Thành Tây
  • Trường Đại học Lao động – Xã hội

6. Ngành Quản Trị Nhân Lực Lấy Bao Nhiêu Điểm

Nhìn chung, điểm chuẩn ngành Quản trị nhân lực năm 2021 có sự chênh lệch đáng kể giữa các trường đại học. Điểm thấp nhất là 15 điểm, cao nhất là 27,7 điểm. Mức điểm chênh lệch lên tới hơn 12 điểm.

7. Học Quản Trị Nhân Lực Ra Làm Gì?

Ngày nay, nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ và nhu cầu nhân lực ngành nhân sự ngày càng cao. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có nhiều cơ hội làm việc ở các vị trí khác nhau có thể kể đến như:

  • Làm việc tại vị trí hành chính nhân sự
  • Trở thành chuyên viên quản lý đào tạo
  • Làm một nhân viên tuyển dụng
  • Làm chuyên viên về chính sách đãi ngộ
  • Làm chuyên viên tính lương và chính sách (C & B).
  • Làm một chuyên viên bảo hiểm
  • Làm chuyên viên hoạch định nhân sự, kế hoạch đào tạo nhân sự
  • Chuyên viên truyền thông hoặc xử lý quan hệ nội bộ
  • Chuyên thực hiện các dự án nhân sự và các dự án nguồn cán bộ
  • Tư vấn nhân sự trong các công ty, doanh nghiệp
  • Thợ săn nhân lực – Headhunter
  • Làm quản lý đào tạo cho các công ty chuyên đào tạo
  • Tư vấn các khóa học phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp, công ty
  • Chuyên viên quản lý nội dung cho các trang web tuyển dụng …

8. Phân Tích Công Việc Trong Quản Trị Nguồn Nhân Lực

8.1. Hoạch định nguồn nhân lực

Trong quá trình hoạt động của công ty, có rất nhiều sự cố xảy ra khiến cho công việc chung không được đảm bảo.

Ví dụ, một nhân viên có thể nghỉ đột xuất hoặc nghỉ phép dài ngày do sinh con,…. Lúc này, người quản trị nhân sự cần biết tình hình nhân sự hiện tại và tìm hiểu, tính toán xem đó là bộ phận, vị trí công việc cần thiết mà đang còn trống. Sau đó thiết lập một kế hoạch và hoạch định nguồn nhân lực để chuẩn bị cho việc tuyển dụng.

8.2. Phân tích công việc

Sau khi xác định được các vị trí nhân viên còn thiếu, người quản trị nhân sự phải ngồi xuống và phân tích từng vị trí trong các vị trí này. Cần phải hiểu rõ khối lượng công việc và loại công việc ở từng vị trí để xác định cần thuê bao nhiêu người, có cần nhiều người làm việc cùng nhau ở vị trí đó hay không, hay chỉ cần một người là đủ.

Ngoài ra, điều này sẽ giúp bạn đặt ra những yêu cầu cụ thể về kỹ năng, kinh nghiệm và thái độ làm việc của từng vị trí để sau này thuê được những ứng viên phù hợp nhất.

8.3. Tuyển chọn nhân sự

Khi bắt đầu quá trình tuyển chọn, nhà quản trị nhân sự làm việc với bộ phận nhân sự để xây dựng kế hoạch tuyển dụng. Cụ thể là thời gian tuyển dụng, phương pháp, kênh đăng thông tin tuyển dụng, phân công nhân viên, v.v.

Sau khi lên kế hoạch xong, bộ phận triển khai sẽ công bố thông tin tuyển dụng, tìm kiếm mối quan hệ, lọc hồ sơ xin việc, liên hệ, tuyển chọn nhân tài, ứng viên tốt nhất cho từng vị trí.

8.4. Tổ chức bố trí và sử dụng nhân lực

Sau khi quá trình tuyển dụng hoàn tất, công ty đã chọn được nhân viên mới cho công ty. Sau đó, nhà quản trị nhân sự sắp xếp các vị trí trong bộ phận hoặc lập một kế hoạch vị trí nếu có quá nhiều nhân viên mới. Đầu tiên, hướng dẫn nhân viên mới làm quen với công ty, đồng nghiệp, phòng ban và hiểu các nhiệm vụ cơ bản của vị trí tương ứng của họ.

8.5. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Nhà quản trị nhân sự sẽ làm việc với bộ phận nhân sự để cung cấp các khóa đào tạo cho nhân viên mới. Nó bao gồm giới thiệu tổng quan về tầm nhìn, sứ mệnh của công ty, các lĩnh vực hoạt động, văn hóa, quy định, tổng quan pháp lý, cách sử dụng các công cụ hỗ trợ công việc và các nhiệm vụ cụ thể do nhân viên thực hiện. Họ cũng tổ chức đào tạo kỹ năng mềm, phát triển năng lực cá nhân, để họ phát triển bản thân và cống hiến tốt nhất cho công ty.

8.6. Đánh giá quá trình làm việc

Đánh giá năng lực và hiệu quả công việc của một công ty áp dụng cho tất cả các nhân viên cả cũ và mới. Các nhà quản trị nhân sự tiến hành đánh giá để xác định những người làm việc chưa hiệu quả và năng xuất, đồng thời có hành động thích hợp để khuyến khích và nhắc nhở họ.

Điều này gây ra một số áp lực cho nhân viên, nhưng nó cải thiện bản thân nhân viên và đảm bảo công việc chung của công ty.

9. Mức Lương Ngành Quản Trị Nhân Lực

Mức lương ngành Quản trị nhân lực cao hay thấp còn phụ thuộc vào những yếu tố như: trình độ năng lực, kinh nghiệm, thâm niên trong ngành. Cụ thể mức lương tương ứng cho từng đối tượng là:

  • Sinh viên mới tốt nghiệp: lương cơ bản khoảng 6 – 8 triệu/tháng.
  • Người có thâm niên trong ngành 3-5 năm: lương sẽ rơi vào 1.000 USD/tháng.
  • Vị trí giám đốc nhân sự có mức lương khoảng: 2.500 – 3.000 USD/tháng.

Những người làm việc ở những tập đoàn lớn của nước ngoài có thể sẽ nhận được mức lương 4.000 USD/tháng đối với vị trí quản trị nhân sự.

Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về đích, vai trò, chức năng của quản trị nhân sự cũng như công việc mà mức lương của ngành quản trị nhân sự. Hy vọng bài viết này Gia Đình HR sẽ giúp bạn có thêm cái nhìn tổng quan về ngành nghề này.

Xem thêm:

GiadinhHR
Tác giả GiadinhHR sudo
Bài viết trước Lê Ánh HR Lừa Đảo Phải Không? Sự Thật Là Gì? Bạn Đã Kiểm Chứng Chưa?

Lê Ánh HR Lừa Đảo Phải Không? Sự Thật Là Gì? Bạn Đã Kiểm Chứng Chưa?

Bài viết tiếp theo

Cách Tính Thuế Thu Nhập Cá Nhân: Công Thức Và Ví Dụ Cụ Thể

Cách Tính Thuế Thu Nhập Cá Nhân: Công Thức Và Ví Dụ Cụ Thể
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo